Đẹp

Hướng dẫn giặt đúng cách cho từng loại vải trang phục

Giặt quần áo là công việc thường nhật của mỗi gia đình, dù giặt tay hay có sự “trợ giúp” của máy giặt thì bạn vẫn nên biết những mẹo nhỏ sau đây để giặt sạch và đúng “kiểu” quần áo của cả gia đình.

1. Da
Hướng dẫn giặt đúng cách cho từng loại vải trang phục 1

Khi giặt áo khoác da, trước hết ta phải dùng nước ấm giặt tâỷ sạch các vết cáu bẩn có trên áo, sau đó dùng bàn chải tẩm nước xà phòng chải nhẹ, dùng tiếp nước lau sạch, rồi đem áo phơi vào chỗ râm mát. Sau khi áo khô, ta đánh lên áo 1 ít si dùng cho đồ da là được. Chú ý, khi giặt áo da không được dùng xăng để giặt tẩy hay phơi áo dưới trời nắng hoặc dùng lửa để hong khô.
2. Dạ
Hướng dẫn giặt đúng cách cho từng loại vải trang phục 2

Bạn hãy đem quần áo phơi vào chỗ thông gió cho khô rồi đập sạch lớp bụi dễ bám bên ngoài. Sau đó trải nó lên một mặt bàn nhẵn đã trải sẵn một cái chăn đơn hay tấm thảm mỏng, lấy khăn mặt sạch ẩm phủ lên trên, dùng bàn là ủi đều, bụi bẩn sẽ theo hơi nước bốc lên mà “kéo nhau” dính vào khăn mặt. ủi đi ủi lại, vừa ủi vừa giặt khăn, bao giờ thấy quần áo đã sạch hẳn thì đem giũ khăn.
Hoặc đem quần áo rải lên một bàn phẳng, lại phủ lên nó một mảnh vải mềm ẩm, rồi dùng một que tre hay gỗ nhỏ đập nhẹ lên mảnh vải đó. Lúc ấy, bụi bẩn bị đập sẽ bám lên mảnh vải mềm ẩm bên trên, giặt vải đó bằng nước sạch, rồi lại phủ lên đập tiếp. Qua 2 -3 lần như vậy, quần áo của bạn sẽ sạch sẽ như mong muốn.
3. Nhung
Hướng dẫn giặt đúng cách cho từng loại vải trang phục 3

Nếu bị vết bẩn bám lên thì trước khi đem giặt bạn hãy cho vào nước lạnh ngâm, sau dùng bàn chải mềm tẩy thuốc tẩy hay bột giặt xát nhẹ nhiều lần, xát sạch rồi giũ lại bằng nước lạnh, vắt nhẹ, chớ vắt mạnh vì khi khô vải sẽ bị nhăn nhúm lại., bạn hãy ngâm nó vào nước lạnh. 
Nếu bị dầu mỡ làm ố thì bạn dùng xăng nguyên chất tẩy sạch rồi đem giũ bằng nước lạnh. Không được dùng nước sôi hoặc xà phòng có tính kiềm quá cao để giặt quần áo loại này. Nên giặt bằng nước sạch 3 lần, khi giặt nước thứ hai, có thể nhỏ vào chậu nước giặt 2 -3 giọt dấm để nó trung hoà với bột giặt còn lưu trên quần áo, quần áo sẽ không có mùi của bột giặt nữa.
Sau khi đã giặt sạch, muốn ráo nước, không nên vặn bóp quá mạnh, nên dùng cách ấn nhẹ. Đồng thời, cũng không được phơi trực tiếp dưới nắng to, hay sấy khô bằng máy hoặc là bằng bàn là điện, mà nên phơi vào chỗ râm mát và thông gió. 
Khi đã khô, dùng một que gỗ nhỏ đập nhẹ vào quần áo để lấy lại trạng thái phẳng phiu ban đầu cho nó tránh bị nhăn nhúm. Khi đem cất trong rương, hòm hay tủ nên bỏ kèm vào 2 bao bột chống ẩm, chú ý là không được dùng viên long não. Và trong thời gian cất giữ, bạn hãy định kỳ lấy ra phơi vào chỗ râm thông gió vừa tránh được ẩm vừa giữ bền cho quần áo.
Cần phải chú ý thêm rằng, quần áo bằng vải nhung không được dùng máy giặt, bởi vì sợi nhung không chịu được xoa xát, dùng máy giặt sẽ rất chóng bạc màu, mục, hỏng và giảm nhanh tính năng giữ ấm của nó.
4. Lụa
Hướng dẫn giặt đúng cách cho từng loại vải trang phục 4

- Phân loại đồ lụa và giặt riêng để tránh phai màu. Nhúng áo lụa vào trong nước ấm, có hòa xà-phòng, tối đa trong 5 phút. Đảm bảo nước có độ ấm vừa phải. Nước quá nóng (quá lạnh) khiến đồ lụa bị giãn ra (hoặc co rút lại).

- Lấy xà-phòng chà nhẹ vào vết bẩn trên áo. Tránh sát mạnh tay vì nó có thể làm hỏng áo.

- Tráng lại đồ lụa với nước pha 40ml dấm trắng. Dấm pha nước giúp loại bỏ xà-phòng và khôi phục độ bóng cho lụa. Với lần giặt cuối, hãy dùng nước lạnh. Lôi quần áo ra khỏi chậu và bóp nhẹ đồ lụa. Sau đó, đặt đồ lụa nằm thẳng trong chiếc khăn tắm to. Khăn tắm giúp hấp thu nước dư thừa và không làm quần áo bị nhàu do phải vắt.

- Cuối cùng, phơi quần áo lụa ở nơi thoáng gió, không có ánh nắng trực tiếp.
Lưu ý: 
- Không cho nước hoa, chất cồn vào đồ lụa khi giặt vì chúng khiến đô lụa lâu khô và nhanh mất màu.
- Nên là ở mặt trong của quần áo. Điều chỉnh độ nóng trên bàn là ở mức vừa phải. Nhiệt độ cao có thể làm hỏng lụa.
- Không dùng chất tẩy để giặt đồ lụa. Chất tẩy sẽ mài mòn và làm hỏng đồ lụa.
5. Demi
Hướng dẫn giặt đúng cách cho từng loại vải trang phục 5

- Trước khi giặt, bạn nên lật mặt trái của quần/áo ra ngoài. Đừng quên kéo khóa, cài cúc quần nữa nhé. Ngoài ra, hạn chế giặt quần/áo jean bằng máy cũng như hong khô quần trong máy sấy vì dáng quần của bạn sẽ dễ bị hỏng hơn. 
- Hạn chế giặt denim bằng bột giặt thường
- Các loại bột giặt thường có chất tẩy rửa mạnh nên sẽ làm quần/áo jean phai màu nhiều hơn. Tốt nhất bạn nên chọn mua một chai dầu gội, sữa tắm hoặc xà bông cục giá rẻ để chuyên giặt những loại đồ dễ ra màu. Một điều quan trọng khác là không bao giờ dùng nước xả cho quần jean dù các nhà sản xuất cho khuyến cáo “mềm dịu” thế nào chăng nữa. 
- Chú ý không ngâm quần/áo Jean của bạn trong xà phòng lâu, khi thấy jean bắt đầu có dấu hiệu ra màu trong nước thì lập tức xả sạch và đem phơi.
- Sau khi giặt, nên phơi quần/áo nơi có bóng râm, có gió, tránh ánh nắng mặt trời gay gắt vì nó sẽ làm cho quầnáo của bạn bị khô quắt và gây rát da khi mặc.
- Tránh giặt đồ quá nhiều
- Hạn chế giặt quần/áo jean, giặt càng ít càng tốt. Trừ trường hợp phải “lăn lộn” ở những nơi bụi bặm, còn lại một chiếc quần/áo jean có thể được tận dụng để mặc lại ít nhất hai lần nếu bạn biết giữ kĩ. Nhưng lưu ý là sau khi mặc bạn nên lật mặt trái và phơi dưới nắng nhẹ để cho thoáng khí và đảm bảo tủ đồ của bạn sẽ không “có mùi”.
6. Cotton
Hướng dẫn giặt đúng cách cho từng loại vải trang phục 6

Vải bông được dệt từ sợi bông và thường được ngâm cho co trước khi may thành quần áo, do vậy, việc giặt giũ loại vải này khá đơn giản. Bạn có thể giặt bằng máy với nước ấm hoặc lạnh và các loại chất tẩy đa dụng.
Lưu ý chung:
- Lột trái trang phục khi giặc và phơi. 
- Không nên giặt chung các màu áo, nhất là ở lần giặt đầu tiên, vì áo thun rất dễ ra màu, nếu bạn giặt chung, có thể áo sẽ bị loang màu và làm dính màu cho các quần áo còn lại.
- Không nên giặt áo trong nước nóng quá 40 độ, nước nóng có thể làm vải giãn ra và làm hỏng áo.
- Nên tránh các loại xà bông giặt tẩy mạnh, tuyệt đối không dùng thuốc tẩy, nhất là trên áo màu.
- Tránh dùng các loại nước xả mềm vải, nếu bạn muốn áo thơm hơn sau khi giặt, bạn có thể dùng các loại nước xả thơm. Nếu bạn sử dụng nước xả mềm vải, áo thun sẽ bị giãn rất nhanh. Nước xả vải và phơi bằng móc treo là một bộ đôi tuyệt vời nếu bạn muốn “hủy diệt” chiếc áo yêu thích của mình. Ngoài ra nước xả mềm vải có thể làm hình in bị mềm và dễ bong tróc.
- Nên giặt tay, nếu giặt máy, bạn nên lộn trái áo, tránh trường hợp mặt hình in cọ sát vào thùng giặt gây tróc hình in.
- Không nên vắt áo thun sau khi giặt, bạn có thể khiến vải áo giãn ra và làm hỏng luôn chiếc áo của mình đó.
7. Satin
Hướng dẫn giặt đúng cách cho từng loại vải trang phục 7

- Để giữ satin được lâu nên giặt tay và giặt riêng, không ngâm chung với quần áo nhiều màu khác. 
- Không vò mạnh hoặc vắt, có thể giặt vải với nước ấm có pha một chút amoniac rồi nhúng trở lại vào hỗn hợp dấm đường, sau đó trải ra mặt phẳng, vuốt phẳng và phơi khô. 
- Tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Khi mới mua về nên bỏ một ít muối vào nước giặt lần đầu để giảm sự phai màu của vải.
aFamily

      © 2021 FAP
        1,581,863       773