Sức khỏe

Một số thực phẩm không dùng chung với sữa

Sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng như canxi, magiê, đạm... rất có lợi cho cơ thể con người. Tuy nhiên, một số thực phẩm không thích hợp khi dùng với sữa vì nó khiến chất dinh dưỡng trong sữa mất đi một cách đáng tiếc, thậm chí còn phản tác dụng.

Một số thực phẩm không dùng chung với sữa

Dưới đây là một số thực phẩm không nên dùng chung với sữa:

- Trái cây: Không nên ăn cam trước hoặc sau khi uống sữa 1 giờ. Bởi lẽ, protein trong sữa kết hợp với axít trong cam sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hóa và hấp thụ sữa của cơ thể. Ngoài cam, sữa cũng không thích hợp khi dùng chung với các loại hoa quả có tính axít khác như quýt, chanh, bưởi, dứa...

Nói chung, axít trong trái cây có thể làm ngưng kết protein ở sữa bò, làm giảm mức độ hấp thu sữa bò đồng thời làm chậm quá trình tiêu hóa, gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, thậm chí tiêu chảy.

- Đường: Sữa có chứa lysine, sẽ phản ứng với fructose trong điều kiện nóng tạo ra độc tố fructose lysine gây hại cho cơ thể. Vì vậy, chỉ thêm đường vào sữa sau khi sữa đã được làm lạnh.

-  Chocolate: Sữa giàu protein và canxi, trong khi chocolate lại chứa axít oxalic. Do đó, khi dùng cùng lúc 2 loại này sẽ dẫn đến sự hình thành canxi oxalat không hòa tan, ảnh hưởng lớn đến khả năng hấp thu canxi. Ngoài ra, nó còn có thể gây ra một số hiện tượng như tóc khô, tiêu chảy, làm chậm tiến trình tăng trưởng...

- Cháo: Đừng tưởng rằng cho sữa vào cháo là có thể tăng thêm chất dinh dưỡng. Thực ra, cách làm này không khoa học bởi sữa có chứa vitamin A, còn cháo chủ yếu là tinh bột, trong đó chất xúc tác lipoxygenase sẽ phá hỏng vitamin A.

- Thuốc: Một số người thích uống sữa thay vì nước lọc khi dùng thuốc. Thực tế, sữa có thể ảnh hưởng đáng kể đến sự hấp thu của thuốc trong cơ thể con người. Sữa rất dễ dàng tạo ra một màng mỏng trên bề mặt của thuốc khiến canxi, magiê và các chất khoáng khác trong sữa sẽ có phản ứng hóa học với thuốc, làm hạn chế hiệu quả của thuốc. Do đó, không uống sữa trước hoặc sau khi dùng thuốc 1 giờ.

Người lao động

sữa, Chất dinh dưỡng


      © 2021 FAP
        20,815,910       872