Euro 2016

Sẽ dứt điểm ngân hàng yếu kém trong năm nay?

(NLĐO) – Năm 2015, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện thúc đẩy các phương án sáp nhập, hợp nhất, mua lại các tổ chức tín dụng trên cơ sở tự nguyện, tiếp tục đẩy mạnh xử lý có hiệu quả tình trạng sở hữu chéo.

Năm nay, ngành ngân hàng dự kiến phải xử lý khoảng 150.000 tỉ đồng nợ xấu mới có thể kéo tỉ lệ nợ xấu về dưới 3%.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015.

SCB là ngân hàng đầu tiên trong lộ trình sáp nhập năm 2011, đến nay đang tiếp tục quá trình tái cơ cấu
SCB là ngân hàng đầu tiên trong lộ trình sáp nhập năm 2011, đến nay đang tiếp tục quá trình tái cơ cấu

Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng (NH) Nhà nước, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với các tổ chức tín dụng, giám sát chặt chẽ việc thực hiện phương án tái cơ cấu và kiên quyết xử lý dứt điểm các đơn vị yếu kém. Đồng thời đề xuất, triển khai các giải pháp hỗ trợ, xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh để đảm bảo các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thành công.

Tại Nghị quyết 01, Chính phủ cũng yêu cầu NH Nhà nước nghiên cứu thực hiện các giải pháp huy động nguồn lực vàng phục vụ phát triển kinh tế xã hội khi các điều kiện thị trường thuận lợi.

Chính phủ cũng yêu cầu ngành NH phải đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, phấn đấu đến cuối năm đưa tỉ lệ nợ xấu về dưới 3% gắn với cơ cấu lại các tổ chức tín dụng theo hướng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho thị trường mua, bán, xử lý nợ và tài sản đảm bảo, trách nhiệm của người đi vay và quyền hạn của chủ nợ. Khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia mua, bán nợ xấu. Giám sát việc trích lập dự phòng rủi ro của các NH thương mại…

Theo đó, Công ty TNHH một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) sẽ được tăng cường tiềm lực tài chính như mua bán nợ xấu theo cơ chế thị trường.

Trong năm 2014, VAMC cho biết đã mua được hơn 123.000 tỉ đồng nợ xấu. Trong đó, xử lý được hơn 4.000 tỉ đồng nợ xấu gồm xử lý tài sản đảm bảo, bán nợ (tập trung chủ yếu cho các khoản mua nợ của năm ngoái)… Ngoài hỗ trợ giải quyết nợ xấu, VAMC còn giúp khách hàng của các tổ chức tín dụng, hỗ trợ điều chỉnh lãi suất, kỳ hạn nợ và gia hạn nợ.

Với các NH thương mại, năm nay sẽ phải trích lập dự phòng rủi ro từ 50.000 – 60.000 tỉ đồng bằng nguồn lợi nhuận đạt được.

Theo một lãnh đạo NH Nhà nước, có nhiều giải pháp để các NH thương mại xử lý nợ xấu như bán tài sản thế chấp nhưng khâu này quá phức tạp, rườm rà và phải ra tòa, thi hành án… nên mất từ 2-3 năm mới có thể xử lý xong một khoản nợ xấu. Do đó, dùng lợi nhuận để trích lập dự phòng rủi ro xử lý nợ xấu sẽ là biện pháp trước mắt và lợi nhuận ngành NH năm nay dự kiến sẽ không cao.

Người lao động

nhà đầu tư, ngân sách nhà nước, tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu, Phát triển kinh tế, tái cơ cấu, ngành ngân hàng, tài sản thế chấp, mua bán nợ xấu, xử


      © 2021 FAP
        150,550       684