Euro 2016

Để được làm người tử tế

Trong một thời gian dài, Việt Nam đã chọn mô hình tăng trưởng kinh tế có tính “đi tắt đón đầu”, chọn cái dễ mà làm, dựa vào nguồn ngoại lực và tài nguyên sẵn có, và hệ quả là đã làm triệt tiêu nội lực, thỏa hiệp với tiêu cực và chèn ép người tử tế...

Việt Nam đang cố gắng đầu tư cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Ảnh: MINH KHUÊ
Việt Nam đang cố gắng đầu tư cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Ảnh: MINH KHUÊ

Từ một mô hình kinh tế “đi tắt đón đầu”...

Từ khi kinh tế mở cửa, Việt Nam đã đạt được những bước tăng trưởng rất ấn tượng trong hơn hai thập niên, bất chấp đợt khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997. Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có tính đi tắt đón đầu, chọn cái dễ mà làm. Đặc trưng của mô hình này chính là việc dựa vào nguồn ngoại lực như vốn nước ngoài, bao gồm cả FDI, ODA và vốn đầu tư gián tiếp, đồng thời thúc đẩy những tập đoàn kinh tế nhà nước lớn, nhắm tới làm những cái to lớn, “hàng đầu thế giới”, trong khi bỏ qua việc chăm lo cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và từng bước xây dựng nội lực để phát triển kinh tế.

Mô hình kinh tế này tận dụng sự thâm dụng nguồn tài nguyên sẵn có, lao động và vốn (mà một phần đáng kể là nguồn vốn bên ngoài), và sự lạc quan đối với một nền kinh tế mở cửa để tạo ra tiêu dùng, đầu tư và tăng trưởng.

Nhưng quá trình mở cửa và gỡ bỏ những rào cản trong môi trường kinh doanh đó đã chững lại từ những năm đầu thế kỷ 21. Những năm 1998-2001, để duy trì tăng trưởng kinh tế, thay vì tiếp tục chọn con đường có nhiều thử thách là đẩy mạnh cải cách và cởi trói cho môi trường kinh doanh, Chính phủ đã chọn con đường dễ hơn, gia tăng vay nợ (bao gồm ODA) và ưu đãi cho dòng vốn đầu tư quốc tế, bất chấp việc phải cấp nhiều vốn hơn mới đạt được 1% tăng trưởng.

Nhưng một phần lớn nguồn lực đó chủ yếu lại được chuyển qua các nhóm lợi ích như các tập đoàn kinh tế nhà nước, một phần không nhỏ dòng vốn nước ngoài lại chảy vào bất động sản hoặc những hoạt động kinh doanh không đem lại những chuyển giao kỹ thuật.

Hệ quả của con đường tăng trưởng dễ dàng này là hiệu quả đầu tư và ứng dụng công nghệ trong nền kinh tế ngày một giảm sút trong khi môi trường kinh doanh hầu như không cải thiện đáng kể. Hệ số về hiệu quả sử dụng vốn ICOR cho thấy chi phí vốn tăng thêm để tạo ra một đồng tăng thêm của GDP ngày càng cao.

Theo một bài về đánh giá hiệu quả đầu tư của tác giả Bùi Trinh trên TBKTSG năm 2011, nếu giai đoạn 2000-2005 bỏ ra gần 5 đồng có thể tạo ra 1 đồng tăng thêm của GDP, thì đến giai đoạn 2006-2010 phải bỏ ra 7,4 đồng mới tạo ra 1 đồng tăng thêm của GDP.

Trong phân tích của mình, tác giả Bùi Trinh cũng cho thấy hệ số TFP, đo lường đóng góp của tiến bộ công nghệ đến tăng trưởng kinh tế, chỉ còn đóng góp 8,8% vào tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2006-2010 so với mức 22% của giai đoạn 2000-2005.

Nói cách khác, phí tổn vốn cho 1 đồng tăng trưởng GDP tăng đến gần 50% trong giai đoạn 2006-2010 trong khi tác động của công nghệ đến tăng trưởng kinh tế tụt dốc thảm hại trong khi người ta vẫn cho rằng với việc mở cửa và đón nhận FDI chúng ta sẽ học hỏi được kinh nghiệm và công nghệ của nước ngoài.

Trong khi đó, môi trường kinh doanh (theo báo cáo Doing Business của Ngân hàng Thế giới) không có cải thiện đáng kể ở các khoản mục thành lập doanh nghiệp, cung cấp điện, thuế, bảo vệ nhà đầu tư từ sau năm 2005. So với các quốc gia láng giềng, xếp hạng về môi trường kinh doanh của Việt Nam bị bỏ xa so với nhóm Singapore, Malaysia và Thái Lan, và quanh đi quẩn lại trong nhóm với Indonesia, Philippines và Trung Quốc.

Thực trạng xếp hạng thấp từ báo cáo của Doing Business 2015 và con số TFP năm 2011 của tác giả Bùi Trinh tuy khác nhau về thời điểm nhưng chỉ ra một điều: cơ sở hạ tầng và khả năng hấp thu công nghệ của Việt Nam đã và đang tụt hậu so với yêu cầu của nền kinh tế. Nói cách khác, tăng trưởng dựa vào ngoại lực không hề lan tỏa thành một cú hích đáng kể cho nội lực, mà lại còn triệt tiêu nó.

Có thể nói, tình thế nợ công tăng, nợ xấu nhiều, doanh nghiệp tư nhân suy yếu như hiện nay là hệ quả của một tư duy tăng trưởng kinh tế dễ dàng, đi tắt đón đầu, dựa vào ngoại lực và bỏ bê nội lực, đến mức mà chuyên gia Phạm Chi Lan phải lo ngại là sắp tới chúng ta chỉ có thể còn các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chứ không còn “nhỏ và vừa” nữa.

...biến điều bất thường thành bình thường

Không chỉ nợ công, nợ xấu cao và nền kinh tế kiệt quệ nội lực, cái nguy hiểm nhất của mô hình tăng trưởng dễ dàng này là nó đi kèm với một tư duy phải tạo ra thành tích nhanh và nhiều, sẵn sàng thỏa hiệp với tiêu cực miễn sao “được việc”, dẫn đến những điều bất bình thường được xem là bình thường.

Xem đầy đủ bài báotại đây

(*) Tác giả đến từ Đại học Bristol, Anh

Người lao động

bất động sản, nhà đầu tư, vốn đầu tư, ngân hàng thế giới, tăng trưởng GDP, khủng hoảng kinh tế, tăng trưởng kinh tế, Phát triển kinh tế, nợ xấu ngân h


      © 2021 FAP
        150,565       659