Euro 2016

Thủ tướng nhắc nhở nạn đầu cơ vé tàu, xe dịp Tết

(NLĐO) - Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi chèn ép, đầu cơ vé tàu, vé xe và đảm bảo vé tàu, vé xe đến đúng đối tượng có nhu cầu đi lại trong dịp Tết

Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ thị các Bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015.

Chờ mua vé tàu tại ga Sài Gòn. Ảnh tư liệu
Chờ mua vé tàu tại ga Sài Gòn. Ảnh tư liệu

Trong đó, yêu cầu hàng đầu của Thủ tướng là bảo đảm cung ứng hàng hóa, tránh neo giá. Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công Thương theo dõi sát diễn biến thị trường cung cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu để chủ động có biện pháp điều tiết kịp thời trong phạm vi vùng, miền và trên cả nước.

Đồng thời, Bộ này phải tổ chức tốt hệ thống phân phối, bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt từ sản xuất đến tiêu dùng, có giải pháp tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng mạng lưới kinh doanh, tham gia bình ổn giá, chuẩn bị tốt các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu để cung ứng sớm và đầy đủ cho nhân dân với giá cả hợp lý và chất lượng tốt.

Ngoài ra, công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm; xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, các thủ đoạn gian lận do đo lường, đóng gói để tăng giá nhằm thu lợi bất chính theo đúng quy định của pháp luật, kiểm soát các thông tin thất thiệt gây bất ổn thị trường... cũng cần được tăng cường.

Về phía Bộ Tài chính, Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ mức giá đối với hàng dự trữ quốc gia, hàng hóa mua sắm bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc được trợ giá, hàng hóa, dịch vụ công ích, các yếu tố hình thành giá và việc xác định giá bán các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng thuộc diện bình ổn giá. Có biện pháp xử lý kịp thời tình trạng tăng giá cục bộ, điều chỉnh giá mặt hàng vào các thời điểm nhất là trong dịp trước và sau Tết; chủ động kiểm tra giá cước vận tải phù hợp với diễn biến giá nhiên liệu nhằm hạn chế tình trạng neo giá bất hợp lý.

Đặc biệt về giao thông vận tải, Chỉ thị nêu rõ Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp vận tải có biện pháp tổ chức vận chuyển, điều động, tăng cường phương tiện để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân, kiên quyết không để hành khách không kịp đón Tết cùng gia đình do thiếu phương tiện.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ này kiểm tra, rà soát chất lượng, an toàn kỹ thuật các phương tiện tham gia giao thông; kiên quyết không cho phép các phương tiện không đảm bảo điều kiện an toàn kỹ thuật lưu thông trên đường; xử lý nghiêm các hành vi chèn ép, đầu cơ vé tàu, vé xe và đảm bảo vé tàu, vé xe đến đúng đối tượng có nhu cầu đi lại trong dịp Tết; tăng cường kiểm tra việc thực hiện kê khai giá cước, niêm yết giá cước vận tải, giá vé tàu, vé xe theo quy định...

Thực tế, tính đến thời điểm hiện nay, xăng dầu đã giảm giá 12 lần liên tiếp với tổng mức giảm với xăng RON 92 là 7.760 đồng/lít. Tuy nhiên, diễn biến giá cả hàng hóa, dịch vụ, cước vận tải trên thị trường lại chưa có sự giảm giá tương xứng.

Đảm bảo hệ thống ATM được thông suốt

Chỉ thị của Thủ tướng cũng lưu ý Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành linh hoạt, đồng bộ và hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ.

Chỉ đạo các tổ chức tín dụng đảm bảo cung ứng đủ tiền mặt cho nhu cầu của nền kinh tế trước và sau Tết Nguyên đán; đảm bảo hoạt động an toàn, thông suốt của hệ thống máy rút tiền ATM và các biện pháp trả lương kịp thời vào dịp Tết.

Bên cạnh đó, cần ổn định tỉ giá ngoại tệ, giá vàng; tăng cường kiểm tra các hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vàng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật...

Người lao động

giá xăng dầu, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương, ngân hàng nhà nước, Thủ tướng Chính phủ, Tết nguyên đán, tổ chức tín dụng, ga sài gòn, bình ổn gi


      © 2021 FAP
        150,605       649