Euro 2016

Taxi Uber tiềm ẩn nhiều rủi ro

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường khẳng định loại hình taxi Uber hoạt động không theo các quy định hiện hành là vi phạm

Chiều 1-12, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã tổ chức họp báo giới thiệu một số quy định mới liên quan đến xử phạt hành vi chở hàng quá tải trọng, điều chỉnh giá cước vận tải...

Loại hình vận tải taxi khi kinh doanh phải có điều kiện.
Loại hình vận tải taxi khi kinh doanh phải có điều kiện.

Làm rõ tính hợp pháp của taxi Uber

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết cơ quan này đã có văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị tuyên truyền để người dân hiểu dịch vụ taxi Uber đang xuất hiện ở Hà Nội, TP HCM không bảo đảm được quyền lợi cho người đi xe, người lái xe nếu chẳng may gặp tai nạn.

Theo ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT), loại hình taxi Uber bắt đầu xuất hiện trên thế giới từ năm 2009. “Một số quốc gia thấy loại hình kinh doanh này có hại nên đã cấm hoạt động. Ở Việt Nam, taxi Uber đang hoạt động ở Hà Nội và TP HCM, thời gian đầu một số người thấy hài lòng vì dịch vụ nhanh, giá thấp so với taxi truyền thống” - ông Ngọc nói.

Theo ông Ngọc, sau khi Hiệp hội Taxi TP HCM kiến nghị, Chính phủ đã có văn bản yêu cầu UBND TP HCM làm rõ hình thức kinh doanh của loại hình này để tránh cạnh tranh không lành mạnh. Bộ GTVT cũng đã có văn bản gửi Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính đề nghị phối hợp kiểm tra xem những xe đó có đăng ký kinh doanh không, thu thuế thế nào và phần mềm Uber có phải phần mềm hợp pháp để sử dụng?... “Chiếu theo Nghị định 86/2014 thì đây là loại hình vận tải taxi khi kinh doanh phải có điều kiện” - ông Ngọc nói.

Phạt nặng xe chở quá tải

Ông Trần Bảo Ngọc cho biết Nghị định 107/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt (bổ sung Nghị định số 171) có hiệu lực từ ngày 1-1-2015 đã tăng nặng mức phạt lũy tiến tỉ lệ tương ứng với mức vi phạm vượt trọng tải cho phép.

Cụ thể, tăng mức phạt lên 12-14 triệu đồng đối với cá nhân và 24-28 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe để vi phạm trọng tải phương tiện vượt trên 40% đến 60% quy định; phạt 14-16 triệu đồng đối với cá nhân và 28-32 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe để vi phạm trọng tải phương tiện vượt trên 60% đến 100% (vượt tải trọng cầu đường trên 50%-100%) quy định; phạt 16-18 triệu đồng đối với cá nhân và 32-36 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe để vi phạm trọng tải phương tiện vượt trên 100% (vượt tải trọng cầu đường trên 100%) quy định. Theo Nghị định 171/2013 hiện hành, mức phạt chỉ là 4 triệu đồng đối với cá nhân và 8 triệu đồng đối với tổ chức về các vi phạm này.

Ngoài ra, Nghị định 107 còn phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với cá nhân, từ 2-4 triệu đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện việc xếp hàng hóa lên mỗi ô tô vượt quá trọng tải cho phép tham gia giao thông được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 40%.

Nghị định mới bổ sung mức phạt đối với hành vi cố tình vi phạm chở hàng vượt quá trọng tải phương tiện ở mức nghiêm trọng: phạt tiền từ 7-8 triệu đồng đối với hành vi điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải cho phép trên 100% và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 3 tháng.

Người lao động

Bộ Giao thông vận tải, giấy phép lái xe, kinh doanh vận tải, cước vận tải, đăng ký kinh doanh, điều chỉnh giá, xử phạt vi phạm, xe Uber, taxi Uber


      © 2021 FAP
        150,656       857