Euro 2016

Thách thức lớn từ thị trường 600 triệu dân

Đó là vấn đề được nhiều diễn giả nêu ra tại hội thảo “Định hướng giải pháp để doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ cam kết hội nhập sắp tới và cộng đồng kinh tế ASEAN” do Bộ Công Thương tổ chức sáng 14-11 ở TP HCM

Việt Nam đang tham gia đàm phán rất nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 4 hiệp định quan trọng: Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt Nam - EU, Việt Nam - liên minh hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan và FTA giữa Việt Nam - Hàn Quốc.

Thoát khỏi lệ thuộc vào 1 đối tác, 1 thị trường

Theo ông Nguyễn Sơn, Phó chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế Việt Nam, nước ta mong muốn kết thúc sớm đàm phán các hiệp định này nhằm từng bước thoát khỏi sự lệ thuộc vào 1 đối tác, 1 thị trường - cụ thể là Trung Quốc. Trong khu vực ASEAN, các hiệp định về cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã được ký kết, giờ là lúc chuẩn bị thực thi.

Khi thuế nhập khẩu giữa các nước Asean dỡ bỏ hoàn toàn, hàng chở từ Thái Lan về Hà Nội sẽ giống như từ Hải Phòng về Hà Nội. Trong ảnh: Hệ thống siêu thị Metro ở Việt Nam đã được Tập đoàn Berli Jucker của Thái Lan mua lại.Ảnh: Tấn Thạnh

Khi thuế nhập khẩu giữa các nước ASEAN dỡ bỏ hoàn toàn, hàng chở từ Thái Lan về Hà Nội sẽ giống như từ Hải Phòng về Hà Nội. Trong ảnh: Hệ thống siêu thị Metro ở Việt Nam đã được Tập đoàn Berli Jucker của Thái Lan mua lại. Ảnh: Tấn Thạnh

Theo lộ trình, 6 nước thành viên cũ sẽ loại bỏ hoàn toàn thuế quan từ năm 2015, ASEAN - 6 đã loại bỏ 99,4% dòng thuế từ năm 2010. Với 4 nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam) được linh hoạt đến năm 2018, nghĩa là đến 2018, ASEAN sẽ dỡ bỏ hoàn toàn rào cản về thuế. Riêng Việt Nam, từ ngày 1-1-2015, xấp xỉ 90% số dòng thuế còn 0%; khoảng 3% số dòng thuế nhạy cảm được duy trì thuế suất 5%, 7% được linh hoạt đến năm 2018. Song song đó là các thỏa thuận về thương mại dịch vụ, đầu tư…

Với AEC, Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển sản xuất trong quy mô thị trường 600 triệu người của 10 quốc gia ASEAN, cơ hội khai thác các tiềm năng khu vực (tài nguyên, lao động), hàng hóa không chỉ lưu thông trong 10 nước mà còn xuất khẩu sang các thị trường khác với nhiều ưu đãi thuế suất theo các hiệp định đã ký kết.

Thế nhưng, thách thức lớn sẽ đến từ cạnh tranh giữa các nước trong khu vực ở lĩnh vực thu hút đầu tư. Đầu tư không còn là giải pháp để lách rào cản thuế, Việt Nam sẽ mất lợi thế thu hút đầu tư bằng chính sách bảo hộ. Câu hỏi đặt ra là khi AEC hình thành, các DN lắp ráp ô tô tại Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì nhà máy ở nước ta hay chuyển về nhà máy năng suất cao hơn, quy mô cao hơn gấp nhiều lần tại Thái Lan, Malaysia?

Đã tác động đến từng DN

Theo Bộ Công Thương, AEC đã thực sự tác động đến nền kinh tế, đến từng doanh nghiệp (DN) cụ thể. Nếu không chuẩn bị kỹ thì không những không tận dụng được lợi thế, xâm nhập các thị trường mà còn có thể mất sân nhà. Các nước đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc mở cửa thị trường, trong khi nhiều DN Việt Nam đang bỏ lỡ thị trường nội địa. Điển hình là Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của Thái Lan, sau khi mua lại Metro cũng đã sở hữu trên 10% cổ phần Công ty Vinamilk.

Một khi thuế nhập khẩu giữa các nước ASEAN dỡ bỏ hoàn toàn, hàng chở từ Thái Lan về Hà Nội sẽ giống như từ Hải Phòng về Hà Nội; luân chuyển hàng hóa từ Thái Lan vào các siêu thị Metro như luân chuyển trong hệ thống Metro. Thái Lan cũng đang tích cực quảng bá, đưa hàng vào Việt Nam tiêu thụ qua các kênh cửa hàng, siêu thị, hội chợ hàng tiêu dùng Thái Lan… Việc mua cổ phần Vinamilk là để đón đầu cơ hội Vinamilk bán sữa vào Thái.

“Trước những thách thức đó, đòi hỏi phải cấp bách cải cách, nâng hiệu quả quản lý nhà nước, giúp DN nâng cao sức cạnh tranh thông qua các biện pháp: giảm chi phí kinh doanh, điện tử hóa các thủ tục hành chính, phát triển hạ tầng; thuận lợi hóa thương mại và bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng, chống các gian lận, vi phạm thương mại…” - ông Nguyễn Sơn nhìn nhận. 

Người lao động

      © 2021 FAP
        160,386       441