Euro 2016

Chán ngán hội chợ

Cảnh người tiêu dùng đi hội chợ tay xách nách mang hàng hóa ra về nay đã lùi vào dĩ vãng. Nhiều doanh nghiệp kiên quyết nói không với hội chợ vì quá ế ẩm

Không chỉ hội chợ tiêu dùng cuối năm vắng khách mà cả những hội chợ chuyên ngành, hội chợ xuất khẩu được tổ chức liên miên cũng kém sức hút.

Bèo nhèo, làm cho có

Đến Hội chợ Xúc tiến tiêu dùng năm 2013 (từ ngày 28-12-2013 đến 1-1-2014 ở Nhà Thi đấu TDTT Phú Thọ, quận 11, TP HCM), nhiều người đã thất vọng ra về. Là sự kiện do Sở Công Thương TP tổ chức với mục đích duy trì và bình ổn giá cả hàng hóa dịp cuối năm, giúp người dân tiếp cận được mặt hàng chất lượng với giá cả hợp lý, góp phần bình ổn thị trường, đồng thời là cơ hội để các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp (DN) tham gia giao lưu hợp tác; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đầu tư, quảng bá thương hiệu và sản phẩm tiêu biểu; nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường nội địa nhưng thực tế không như kỳ vọng của ban tổ chức. Trong số trên dưới 400 gian hàng tham gia hội chợ, tìm đỏ mắt mới thấy gian hàng của một vài DN lớn. Áp đảo tại hội chợ là các gian hàng giày dép, quần áo, túi xách, bếp hồng ngoại, đồ gỗ nội thất, mỹ phẩm... rẻ tiền của những thương hiệu lạ hoắc được treo bảng giảm giá, bán giá sốc cuối năm. Phía ngoài còn có cả các gian hàng bán cây giống, cây kiểng. Chị Hoài Nhân - nhân viên văn phòng một công ty ở quận 3, TP HCM - vẫn còn bức xúc vì đã mua phải một đôi giày xuất khẩu “dỏm” tại hội chợ này. “Hội chợ bán vé vào cổng 10.000 đồng/người nhưng đi mỏi chân vẫn không tìm được gì để mua. Tiếc công, tôi ghé gian hàng giày dép Z. mua một đôi giày. Cô nhân viên bán hàng giới thiệu đây là thương hiệu giày xuất khẩu, có cửa hàng trên đường Nguyễn Trãi (quận 5), tham gia hội chợ để bán hàng tồn, hàng lỗi nên giảm giá còn 99.000 đồng và 149.000 đồng/đôi, bảo đảm đi êm, bền và không đụng hàng. Vậy mà tôi mới đi một buổi thì giày bay một nơi, đế văng một nẻo, lại còn bị trầy gót chân” - chị Nhân phàn nàn.

Nan giải
Hội chợ là nơi để DN quảng bá sản phẩm, giúp DN gần người tiêu dùng hơn. Tại đây, DN có thể cung cấp, giới thiệu đầy đủ thông tin sản phẩm và ghi nhận trực tiếp phản hồi từ khách hàng. Đây là lợi thế lớn của hội chợ mà các kênh siêu thị, cửa hàng hay trung tâm thương mại không có được. Tuy nhiên, làm sao để khai thác lợi thế này trong điều kiện mô hình hội chợ hiện tại đã quá cũ kỹ, lạc hậu là vấn đề  mà các nhà tổ chức hội chợ và DN chưa tìm được lời giải.
Nan giải Hội chợ là nơi để DN quảng bá sản phẩm, giúp DN gần người tiêu dùng hơn. Tại đây, DN có thể cung cấp, giới thiệu đầy đủ thông tin sản phẩm và ghi nhận trực tiếp phản hồi từ khách hàng. Đây là lợi thế lớn của hội chợ mà các kênh siêu thị, cửa hàng hay trung tâm thương mại không có được. Tuy nhiên, làm sao để khai thác lợi thế này trong điều kiện mô hình hội chợ hiện tại đã quá cũ kỹ, lạc hậu là vấn đề mà các nhà tổ chức hội chợ và DN chưa tìm được lời giải.

Lôm côm, bèo nhèo, không thu hút được thương hiệu lớn là tình trạng chung của nhiều hội chợ được tổ chức trong thời gian gần đây. Tại hội chợ “Tuần lễ mua sắm và hướng nghiệp” (quận Bình Thạnh) tổ chức đầu tháng 1-2014, hàng Trung Quốc hoàn toàn chiếm lĩnh. Hàng loạt bảng giá 10.000 đồng/3 món được treo, dán trong các gian hàng bán móc khóa, kẹp tóc, dây thun buộc tóc, gương lược... Quần áo, giày dép còn nguyên nhãn mác Trung Quốc cũng được rao bán giá 15.000-30.000 đồng/món.

Hội chợ “Kết nối hàng Việt và hỗ trợ việc làm vì sự phát triển thanh niên” diễn ra ở Công viên Gia Định từ ngày 3 đến 9-1 cũng tương tự. Thời điểm cận Tết, các quận - huyện cũng đua nhau tổ chức hội chợ, con đường mua sắm... cho có phong trào. Không kêu gọi được DN lớn tham gia, các hội chợ này cũng tổ chức gian hàng “thượng vàng hạ cám” cho có phong trào. Giám đốc một DN than thở Tết rồi bị mời tham gia một hội chợ ở quận 4 (vì nhà ở địa bàn này), biết trước là sẽ vắng khách nên miễn cưỡng thuê một gian hàng cho có. Kết quả là trong mấy ngày diễn ra hội chợ, phần lớn thời gian, nhân viên các gian hàng qua lại giao lưu, tán dóc với nhau vì ế quá!

Không còn phù hợp

Ông Phạm Ngọc Châu, Phó Tổng Giám đốc Công ty Hanco Food, cho biết một năm nay, công ty ông từ chối tất cả lời mời tham gia hội chợ. Theo ông, mục đích chính của việc tham gia hội chợ là để quảng bá, tăng sự nhận biết của người tiêu dùng về thương hiệu nên trước đây, mỗi kỳ hội chợ, Hanco Food tổ chức các chương trình dùng thử sản phẩm, bán hàng kèm quà tặng, trò chơi trúng thưởng… nhằm thu hút khách hàng và giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng để sau hội chợ, người mua sẽ tiếp tục dùng sản phẩm của công ty. “Tính tổng cộng các chi phí thuê gian hàng, nhân viên bán hàng, chạy chương trình..., mỗi kỳ hội chợ tiêu tốn không dưới 50-60 triệu đồng nhưng kết quả không mấy khả quan. Ngoài ra, hội chợ đã mất dần sức hút do kênh bán hàng siêu thị đã làm tốt việc quảng bá thương hiệu cho DN, khuyến mãi giảm giá thường xuyên, hàng hóa tại siêu thị được tin tưởng về chất lượng... trong khi hội chợ ngày càng èo uột” - ông Châu nói.

Giám đốc một DN ngành may nêu lý do ông từng từ chối rất nhiều hội chợ vì không muốn... bị ảnh hưởng thương hiệu: “Hội chợ toàn hàng lôm côm, mình đứng chung trong đó dễ bị người tiêu dùng hiểu lầm, đánh đồng chất lượng với hàng chợ”.

Theo các DN, tình trạng hội chợ được tổ chức tràn lan, không được đầu tư, DN tham gia chỉ để bán hàng, bày bán cả những mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, thật giả lẫn lộn mà đa phần trong đó là hàng kém chất lượng của Trung Quốc… khiến người tiêu dùng chán ngán cũng là nguyên nhân làm cho nhiều DN từ chối tham gia hội chợ. Song song đó, phương thức bán hàng và cách tiếp cận người tiêu dùng của các hội chợ nay đã không còn phù hợp. Đặc biệt, tại TP HCM, người tiêu dùng có quá nhiều kênh mua sắm tiện ích hơn với hàng hóa phong phú, đa dạng nên không còn hào hứng đi hội chợ để mua hàng của các thương hiệu lớn hoặc mua hàng khuyến mãi như trước.

“Đừng hỏi bị cáo!”

Trả lời những câu hỏi của các luật sư trong ngày 10-1, bị cáo siêu lừa HuỳnhThị Huyền Như tỏ ra rất nóng nảy: “Về quy trình và chính sách của VietinBank, xin đừng hỏi bị cáo vì bây giờ bị cáo không còn nhớ... Cái gì là quy định của ngân hàng thì mời luật sư xem quy định của ngân hàng, đừng có hỏi bị cáo... Luật sư làm rối ý, bị cáo không trả lời được”.

Trước điệp khúc không nhớ, không biết, không trả lời này, các luật sư đành lắc đầu. Trong khi đó, bị cáo Như cầu cứu: “Thưa HĐXX, mỗi ngày bị cáo phải trả lời rất nhiều câu hỏi từ các luật sư mà cứ bắt bị cáo đứng nhớ thì không biết có còn tinh thần để tham gia xét xử không nữa!”.

Người lao động

      © 2021 FAP
        159,334       822