Sức khỏe - Dinh dưỡng

Joshua Wong: Không được đến Vượng Giác nếu muốn tại ngoại

(NLĐO) – Thủ lĩnh biểu tình Hồng Kông Joshua Wong hôm 27-11 bị cấm tới khu Vượng Giác và đây là điều kiện để cậu được tại ngoại sau khi bị cảnh sát bắt giữ trước đó một ngày.

Kênh phát thanh RTHK cho biết nhà hoạt động Leung Kwok-hung cũng bị cấm lai vãng tới khu vực Vượng Giác (Mong Kok). Cả hai bị bắt và bị cáo buộc cản trở nhân viên thi hành án của tòa án.

Nếu chấp nhận điều kiện trên, 2 người được phép tại ngoại nhưng phải trở lại tòa vào ngày 14-1-2015. Nhóm biểu tình học sinh Scholarism do Wong dẫn đầu đã xác định lệnh cấm được áp đặt đối với thủ lĩnh của họ.

Thủ lĩnh phong trào sinh viên Hồng Kông Joshua Wong (phải). Ảnh: Reuters
Thủ lĩnh phong trào sinh viên Hồng Kông Joshua Wong (phải). Ảnh: Reuters

Trong khi đó, Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông (HKFS) đe dọa nhắm vào tòa nhà chính quyền đặc khu để đáp trả hành động giải tỏa địa điểm biểu tình tại Vượng Giác bằng bạo lực của lực lượng an ninh.

Thành viên cốt cán Yvonne Leung Kwok-Lai của HKFS phát biểu trên đài RTKH: “Nếu cảnh sát tiếp tục dọn dẹp địa điểm biểu tình bằng con đường bạo lực, chúng tôi sẽ hành động, mục tiêu bao gồm tòa nhà chính quyền thành phố và một số cơ quan khác”.

Ý định của HKFS đi ngược lại chủ trương của các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ cùng những người sáng lập phong trào “Chiếm lĩnh Trung tâm”. Họ muốn kết thúc chiếm đóng các khu vực biểu tình và bộ ba thành viên chủ đạo của phong trào là Benny Tai Yiu-ting, Chan Kin-man và Chu Yiu-ming dự định nộp mình cho cảnh sát vào đầu tháng tới.

Đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát từ hôm 26-11 khiến nhiều người bị thương. Ảnh: SCMP
Đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát từ hôm 26-11 khiến nhiều người bị thương. Ảnh: SCMP

Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, xung đột giữa những người biểu tình và cảnh sát lại bùng nổ ở Vượng Giác sáng sớm 27-11. Vụ việc xảy ra chỉ ít giờ sau khi giao thông tại một đoạn đường quan trọng trên đường Nathan được khôi phục sau 2 tháng bị các nhà hoạt động phong tỏa.

Khoảng 200 người biểu tình đã tụ tập trở lại ở khu vực này trong đêm 26-11. Họ biểu tình ngồi trên phố Sai Yeung Choi Nam. Khoảng 100 cảnh sát canh chừng không để người biểu tình tràn lại vào đường Nathan.

Đến khoảng 4 giờ sáng 27-11, người biểu tình tuân theo chỉ dẫn của cảnh sát một cách hòa bình và quay trở lại vỉa hè. Giao thông được khôi phục sau đó. Tuy nhiên, sau đó một chiếc xe cảnh sát bị chặn lại tại ngã ba đường Sai Yeung Choi – Soi. Đụng đổ xảy ra sau khi 2 bên to tiếng qua lại, khiến nhân viên an ninh cầm dùi cui đuổi đánh người biểu tình và còng tay một số người, sau đó lôi đi.

Khu Mong Kok (Vượng Giác) đã tạm yên vào sáng 27-11. Ảnh: SCMP
Khu Mong Kok (Vượng Giác) đã tạm yên vào sáng 27-11. Ảnh: SCMP

Cảnh sát Vượng Giác đã thực hiện 169 vụ bắt giữ kể từ ngày 26-11, trong đó có 21 người đàn ông tuổi từ 19-42. Họ bị cáo buộc tội danh phá hoại, sở hữu vũ khí gây nguy hiểm và hành hung nhân viên an ninh. Nhiều người biểu tình phải nhập viện để điều trị vết thương ở đầu.

Chủ tịch Hội đồng Khiếu nại Cảnh sát Độc lập (IPCC) Larry Kwok Lam-kwong từ chối bình luận về hành động dùng bạo lực quá trớn, vượt ra khỏi lệnh của tòa án để dọn dẹp các khu vực biểu tình.

Ngoài Vượng Giác bị cảnh sát can thiệp, địa điểm biểu tình ở khu Kim Chung (Admiralty) và khu mua sắm Vịnh Đồng La (Causeway Bay) vẫn còn nguyên vẹn.

Nguồn tin cảnh sát Hồng Kông cho biết khoảng 6.000 nhân viên an ninh sẽ dọn dẹp đường phố và các khu lân cận ở Vượng Giác cho tới ngày 30-11. Giám đốc văn phòng cảnh sát đặc khu Steve Hui Chun-tak tuyên bố: “Cảnh sát sẽ nỗ lực hết sức để ngăn chặn người biểu tình tái chiếm đường phố. Chúng tôi sẽ không để Vượng Giác gặp thêm vấn đề bất lợi”.

Người lao động

Hồng Kông, người biểu tình, lực lượng an ninh, Chiếm lĩnh Trung tâm, bạo lực, thi hành án, nhân viên an ninh, người bị thương, cảnh sát Hồng Kông, biể


      © 2021 FAP
        160,192       14