Công nghệ thông tin

ĐB Lê Nam: Đề nghị công khai vấn đề của ông Trần Văn Truyền

(NLĐO) - Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng "làm quan thời nào cũng có “lộc”, còn đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) đề nghị công khai thông tin về vấn đề của ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ.

Đại biểu Lê Nam: Các vấn đề liên quan đến cán bộ cao cấp cần kịp thời công khai cho nhân dân biết - Ảnh: TTXVN
Đại biểu Lê Nam: Các vấn đề liên quan đến cán bộ cao cấp cần kịp thời công khai cho nhân dân biết - Ảnh: TTXVN

Thảo luận ở hội trường về báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn sáng nay 17-11, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng), cho biết công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng thời gian qua, mặc dù quyết tâm chính trị rất lớn, nhưng hiệu quả mang lại chưa đáp ứng được yêu cầu. “Trong này tôi thấy có yếu tố con người, yếu tố niềm tin… Bây giờ biết bao nhiêu tài sản của dân giao cho cán bộ vẫn mất dần, mất mòn. Cho nên yếu tố con người là cực kỳ quan trọng trong vấn đề này” - ông Thuyền nhận định.

Theo ông Thuyền, việc xây dựng lòng tin cho người dân cũng hết sức quan trọng. “Tôi nhớ có đồng chí trả lời trên truyền hình là cán bộ chưa bao giờ đòi dân nhưng tại dân cứ đưa. Thế vì sao thì phải xem lại cán bộ mình tại sao dân cứ đưa. Bởi vì người ta không còn niềm tin với anh nên người ta phải đưa. Chữa bệnh người ta phải đưa tiền vì họ nghĩ rằng nếu không thì anh không chữa tốt cho người ta. Tôi xin vào công chức nhà nước, tôi phải chi tiền vì tôi sợ anh không công tâm về công tác tổ chức. Bây giờ nếu tôi không chạy tiền thì ông khác chạy mất thì sao” - ĐB Thuyền băn khoăn.

Ông Thuyền nói tiếp: “Tôi cho rằng nếu không xây dựng lòng tin với cán bộ thì tham nhũng còn phát triển rất mạnh. Bởi vì làm cái gì người ta cũng không tin nên buộc lòng phải đưa tiền. Cho nên cứ bảo vì sao người dân cứ đưa tiền, vì họ không còn niềm tin với chúng ta nữa, mất lòng tin”.

Ông Thuyền đề nghị trong đấu tranh chống tham nhũng, ngoài việc xử lý nghiêm, trừng phạt nghiêm thì phải xây dựng lòng tin với người dân. “Nếu không xây dựng lòng tin với dân thì đi đến đâu, người dân đi đến đâu cũng đưa tiền. Đưa tiền không phải họ kính nể họ cho. Cái lộc của ông quan thì lại khác, tôi nghĩ như thế. Làm quan thời kỳ nào cũng có lộc nhưng cái lộc đó khác, mình ăn chặn của dân thì nó khác. Hai việc đó hoàn toàn khác nhau” - ông Thuyền nói.

Ông Thuyền đề nghị Chính phủ phải làm kiên quyết hơn, mạnh mẽ hơn trong việc xử lý đối với cán bộ công chức ngồi chơi nhiều hơn làm việc. “Phải sửa luật công chức, viên chức làm sao điều kiện sa thải viên chức nhà nước phải mạnh mẽ hơn. Chứ như bây giờ thì khó quá, tuyển một ông viên chức, công chức vào mà cứ ngồi ì đấy không cách nào đuổi ông ra được thế thì làm sao. Bây giờ chúng ta bảo vệ người dân hay bảo vệ cán bộ, nếu bảo vệ lợi ích người dân thì phải sa thải cán bộ. Cho nên tôi đề nghị vấn đề này phải làm kiên quyết, trong cải cách hành chính phải tinh giản biên chế hiệu quả hơn” - ông Thuyền nói.

Trong khi đó, ĐB Lê Nam (Thanh Hóa) cho rằng cần phải có những cách làm, thể chế để thay đổi công tác phòng chống tham nhũng. Ông Nam lấy ví dụ về nạn chạy chức chạy quyền là thực trạng nhức nhối suốt nhiều năm qua nhưng vừa rồi tỉnh Thanh Hóa đã làm quyết liệt nên không có chuyện tiêu cực này nữa. Việc Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tư pháp, tỉnh Quảng Ninh,… tổ chức thi tuyển công khai, minh bạch nhiều vị trí lãnh đạo các vụ, cục, tổng cục cũng tạo được dư luận rất tốt. “Công khai minh bạch thi tuyển như thế thì vợ bé, con rơi, bao nhiêu nhà đất ở đâu ra hết. Cách làm của các bộ là bài học rất hay, cần triển khai tổng kết lại” - ông Lê Nam nói.

Đặc biệt, theo ông Lê Nam, các vấn đề liên quan đến cán bộ cao cấp cần kịp thời công khai cho nhân dân biết. “Lần trước chất vấn về chuyện của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền nhưng giờ chưa thấy báo cáo lại với Quốc hội. Đụng tới cán bộ càng cao thì càng cần phải công khai minh bạch, nếu không thì nhân dân không tin đâu” - ông Nam bày tỏ quan điểm.

Người lao động

trả lời chất vấn, chất vấn, phiên chất vấn, phòng chống tham nhũng, họp quốc hội, kỳ họp thứ 8 QH khóa 13, công tác cán bộ, công khai tài sản, min


      © 2021 FAP
        3,318,434       799