Công nghệ thông tin

Hàn Quốc bắt 3 ngư dân Trung Quốc tấn công cảnh sát biển

(NLĐO) – Trung Quốc hôm 13-10 đã kêu gọi Seoul trả tự do cho 3 ngư dân bị bắt vì tội đánh bắt trái phép trong vùng biển Hàn Quốc.

Theo cảnh sát biển Hàn Quốc, hôm 10-10 hàng chục ngư dân Trung Quốc đã chống cự quyết liệt bằng dao và chai bia nhằm ngăn chặn một cuộc kiểm tra tàu ở vùng biển cách bờ biển phía Tây Hàn Quốc 144 km.

Thậm chí, một ngư dân Trung Quốc còn cố gắng bóp cổ một cảnh sát biển Hàn Quốc. Vụ việc khiến thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc tử vong sau khi một thành viên của lực lượng tuần tra Hàn Quốc bắn cảnh báo bằng súng lục K-5.

Giới chức Seoul nói những phát súng cảnh báo không có ý nhắm vào thuyền trưởng tàu cá và một số thành viên của lực lượng cảnh sát biển cũng bị thương trong vụ đụng độ.

Một ngư dân Trung Quốc cố đẩy thành viên cảnh sát biển Hàn Quốc xuống biển hôm 10-10. Ảnh: Yonhap

Một ngư dân Trung Quốc cố đẩy một cảnh sát biển Hàn Quốc xuống biển hôm 10-10.

Ảnh: Yonhap

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi chỉ trích Hàn Quốc đã có “hành động thực thi pháp luật bạo lực” đối với ngư dân nước này. Ông Hồng nói: “Trung Quốc quan ngại sâu sắc và vô cùng thất vọng về hành động thực thi pháp luật một cách bạo lực của cảnh sát biển Hàn Quốc. Seoul nên thả tàu cá và ngư dân Trung Quốc càng sớm càng tốt”.

Trong khi đó, chính phủ Hàn Quốc tái khẳng định sẽ giải quyết vấn đề một cách công bằng theo pháp luật. Một quan chức Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết: “Chúng tôi hy vọng vụ việc không ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ song phương giữa Seoul và Bắc Kinh”.

Việc tàu đánh cá Trung Quốc đi vào vùng biển Hàn Quốc ở biển Hoàng Hải để đánh bắt cá thường dẫn đến các cuộc đụng độ bạo lực. Hồi năm 2011, một cảnh sát biển Hàn Quốc bị ngư dân Trung Quốc đâm chết. Năm ngoái, cảnh sát biển Hàn Quốc bắt giữ 183 ngư dân Trung Quốc vì đánh bắt trái phép.

Người lao động

Trung Quốc, Hàn Quốc, ngư dân, trả tự do, bắt giữ, thiệt mạng, cảnh sát biển, trái phép, đánh bắt cá, tàu cá Trung Quốc, ngư dân Trung Quốc, Biển Hoàn


      © 2021 FAP
        3,207,003       83