Công nghệ thông tin

35.000 hải mã "cắm trại" trên bờ biển Alaska

(NLĐO) – Những con hải mã (moóc) Thái Bình Dương không thể tìm thấy băng để nghỉ ngơi ở vùng biển Bắc cực đã kéo lên bờ biển phía Tây Bắc Alaska của Mỹ với số lượng kỷ lục.

35.000 hải mã "cắm trại" trên bờ biển Alaska

AP ngày 2-10 dẫn thông tin từ Cục quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ ước tính có khoảng 35.000 con hải mã được nhìn thấy hôm 27-9 vừa qua trong khoảng 8 km về phía Bắc Point Lay.

Point Lay là một ngôi làng cách Barrow 480 km về phía Tây Nam và cách Anchorage hơn 1.000 km về phía Tây Bắc. Hiện tượng hải mã tập trung với số lượng lớn trên bờ biển Alaska đã được các nhà khoa học của NOAA (Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ) phát hiện và chụp ảnh lại trong suốt quá trình khảo sát động vật có vú biển Bắc cực hằng năm.

Phát ngôn viên của Trung tâm nghiên cứu về cá và động vật hoang dã Mỹ Andrea Medeiros cho biết họ phát hiện những con hải mã đầu tiên vào hôm 13-9, khi chúng ra vào bãi biển liên tục. Tuần trước, các nhà quan sát cũng phát hiện 50 xác hải mã trên bãi biển, có lẽ do giẫm đạp. Sau đó, cơ quan này đã huy động một đội ngũ chuyên môn đến mổ tử thi nhằm xác định nguyên nhân chính xác về cái chết của những con vật này.

35.000 hải mã "cắm trại" trên bờ biển Alaska

Hiện tượng hải mã tràn bờ biển là hậu quả của việc băng tan do khí hậu ngày càng ấm lên. Thông thường, hải mã Thái Bình Dương dành trọn mùa đông ở biển Bering. Hải mã cái sinh con trên mặt băng, dựa vào băng kiếm mồi ốc, trai, các loài sâu biển nuôi con. Không giống như hải cẩu, hải mã sử dụng hai ngà móc vào các tảng băng để di chuyển, bắt mồi dưới nước. Đến mùa hè, khi nhiệt độ ấm áp, băng biển tan và trôi về phía Bắc, hải mã cái và các con sẽ ôm những tảng băng biển để về biển Chukchi - thông với biển Bering qua một eo biển.

Vài năm gần đây, băng biển tụt về phía Bắc ngoài vùng biển thềm lục địa nông và trôi vào Bắc Băng Dương. Do nơi đây, độ sâu vượt quá 3 km nên hải mã không thể lặn tìm thức ăn, chúng đến vùng biển của Mỹ.

35.000 hải mã "cắm trại" trên bờ biển Alaska

Hãi mã lần đầu tiên tràn lên bờ biển Chukchi của Mỹ với số lượng lớn là năm 2007. Khi chúng trở lại đây vào năm 2009 và năm 2011, các nhà khoa học ước tính có khoảng 30.000 hải mã tập trung trên khoảng 1 km ở bãi biển gần Point Lay.

Trong khi những con lớn tập trung thành một nhóm trên bãi biển, hải mã con chạy tán loạn. Sở dĩ có hiện tượng này là do có sự xuất hiện của gấu Bắc cực, người săn bắn hoặc máy bay tầm thấp.

Người lao động

động vật hoang dã, Thái Bình Dương, thềm lục địa, động vật có vú, nhà khoa học, Hải mã, Phát ngôn viên, xác định nguyên nhân


      © 2021 FAP
        3,139,248       339