Công nghệ thông tin

Bộ trưởng Luận: Các trường có thể bổ sung môn thi ĐH song không "lung tung"

(NLĐO) - Sáng 23-9, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận khẳng định các trường ĐH, CĐ có thể có những thay đổi về môn thi ĐH, CĐ do yêu cầu về đầu vào của nguồn nhân lực, song sự thay đổi này không phải “lung tung”.

Phiên giải trình trước Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội về đổi mới các kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng

Phiên giải trình trước Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội về đổi mới các kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi ĐH, CĐ

Sáng 23-9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phạm Vũ Luận đã có phiên giải trình trước Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội về đổi mới các kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ).

Liên quan đến sự thay đổi của các khối thi ĐH và CĐ, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho hay các trường có thể bổ sung thêm môn thi do yêu cầu về đầu vào của nguồn nhân lực. Sự thay đổi này không phải “lung tung” nhưng các trường cũng không phải cố định các môn thi như trước đây.

Ông Luận  nói thêm Bộ GD-ĐT đang đôn đốc các trường thay đổi chương trình nội dung dạy, từ đó có thể thay đổi những môn thi đầu vào. Đó là sự thay đổi từ thực tế. Tuy nhiên, Bộ trưởng GD-ĐT cũng cho biết trong mùa tuyển sinh tới, qua trao đổi với các trường thì phần lớn đều giữ ổn định khối thi ĐH, CĐ.

Tại phiên giải trình, các đại biểu chất vấn nhiều nhất về việc Bộ GD-ĐT dự kiến tổ chức hai loại cụm thi ở địa phương và cụm thi do các trường ĐH, CĐ đảm nhận. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho hay cơ hội vào ĐH, CĐ đối với các thí sinh chỉ thi ở cụm địa phương không đóng lại vì nhiều trường ĐH có thể chỉ xét tuyển kết quả thi 4 môn phổ thông, điều này là quyền của các trường. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc thí sinh thi ở địa phương cũng được xét tuyển ĐH gây nên nhiều bất công bằng.

GS Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - nhấn mạnh việc này dẫn đến hệ quả là tính nghiêm túc không đồng đều, không tạo được mặt bằng chung về kết quả thi vì chắc chắn điểm thi của thí sinh thi ở cụm thi ở địa phương cao hơn thi ở cụm do các trường ĐH tổ chức.

Theo GS Thi, hai mặt bằng điểm khác nhau mà cùng dùng để xét theo một mục tiêu thì rõ ràng là một điểm yếu mà Bộ GD-ĐT phải nghiên cứu khắc phục. GS Thi cũng đưa ra gợi ý nếu Bộ GD-ĐT đưa ra phương án này chỉ vì học sinh miền núi, vùng sâu vùng xa, hải đảo… thì nên giới hạn quy định thi cụm địa phương chỉ áp dụng các các khu vực có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Khi ấy, học sinh sẽ thi luôn ở các trường như hiện nay chứ không phải về cụm để tránh tốn kém.

Người lao động

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, tốt nghiệp THPT, thi tốt nghiệp, đổi mới thi cử, thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi tốt nghiệp THPT, Đề án đổi mới thi tốt nghiệp 201


      © 2021 FAP
        3,323,970       462