Công nghệ thông tin

Sư tử đá án ngữ trước Di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư

(NLĐO)- Dù Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã có văn bản khuyến cáo không sử dụng các linh vật ngoại lai ở nơi công cộng, công sở, di tích lịch sử văn hóa song cặp sư tử đá vẫn án ngữ trước lối vào Di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư - Ninh Bình và nhiều công sở ở tỉnh này và Thanh Hóa.

Cặp sư tử đá trước lối vào di tích cố đô Hoa Lư ở Ninh Bình

Cặp sư tử đá trước lối vào Di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư ở Ninh Bình

Dù Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã có văn bản khuyến cáo các tổ chức, cá nhân không sử dụng các linh vật ngoại lai ở nơi công cộng, công sở, di tích lịch sử văn hóa song ở tỉnh Thanh Hóa linh vật ngoại lai vẫn hiện diện ở nhiều nơi.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, hiện sư tử đá ngoại lai mang phong cách Châu âu và Trung Quốc vẫn chễm chệ án ngữ ở cổng ra vào cổng, cửa nhiều sở ban ngành, cơ quan đơn vị hành chính... trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Điển hình như cặp sư sử đá ở trụ sở UBND tỉnh Thanh Hóa, Sở Y tế Thanh Hóa, UBND huyện Nga Sơn, UBND huyện Thọ Xuân, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa…

Bà Trần Thị Hoa, Chánh văn phòng Sở Văn hóa - Thể Thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa, cho biết ngay sau khi Bộ có văn bản khuyến cáo, sở cũng đã có văn bản gửi 27 huyện thị, thành phố và các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn ra soát kiểm tra và có phương án di dời các hiện vật ngoại lai ra khỏi cơ quan, di tích nếu có.

Cũng theo bà Hoa, Sở không quy định thời gian di dời các linh vật ngoại lai ra khỏi các cơ quan công quyền, di tích, danh làm thắng cảnh.

Không chỉ ở Thanh Hóa, mà tại khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư (thuộc quần thể di sản thế giới Tràng An) ở tỉnh Ninh Bình cũng có tới 3 cặp sư tử đá có mang phong cách Trung Quốc án ngữ ngay cổng ra vào của khu di tích này. Đây là 3 cặp sư tử được người dân cung tiến.

Được biết, Ban quản lý Quần thể di sản thế giới Tràng An đang xem xét di dời những con sư tử đá trên ra khỏi khu di tích lịch sử Cô đố Hoa Lư. Tuy nhiên, do đây là di tích cấp Quốc gia nên phải xin ý kiến của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

Dưới đây là một số hình ảnh sinh vật ngoại lai được ghi lại ở Thanh Hóa và Ninh Bình:

Cặp sư tử đá trước cổng ra vào trụ sở UBND tỉnh Thanh Hóa
Cặp sư tử đá trước cổng ra vào trụ sở UBND tỉnh Thanh Hóa
Cặp sư tử đá mang phong cách Trung Quốc trấn giữ trước cổng trụ sở UBND huyện Nga Sơn - Thanh Hóa
Cặp sư tử đá mang phong cách Trung Quốc trấn giữ trước cổng trụ sở UBND huyện Nga Sơn - Thanh Hóa
Trước tòa nhà Ngân hàng BIDV chi nhánh Thanh Hóa, một cặp sư sử đang nhe nanh, trừng mắt

Trước tòa nhà Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Thanh Hóa, một cặp sư sử đang nhe nanh, trừng mắt

Cận cảnh con sư tử tại trụ sở Sở Y tế Thanh Hóa
Cận cảnh con sư tử tại trụ sở Sở Y tế Thanh Hóa
Sư tử mang phong cách Châu âu tại một điểm công cộng trên đường Lê Hoàn - TP Thanh Hóa
Sư tử mang phong cách Châu âu tại một điểm công cộng trên đường Lê Hoàn - TP Thanh Hóa
Đôi sư sử án ngữ lối vào di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư

Đôi sư sử án ngữ lối vào di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư - Ninh Bình

 

 
Cận cảnh sư tử đá phong cánh Trung Quốc ở Cố đô Hoa Lư

Cận cảnh sư tử đá phong cánh Trung Quốc ở Cố đô Hoa Lư

Người lao động

di tích lịch sử, di sản văn hóa, sư tử lai, văn hóa nơi công cộng, sinh vật ngoại lai, Sở Văn hóa, khu di tích, Cặp sư tử, di sản thế giới, cơ quan cô


      © 2021 FAP
        3,139,920       348