Công nghệ thông tin

Trực tuyến “Lợi nhuận và phi lợi nhuận trong giáo dục”

(NLĐO) – Tọa đàm "Lợi nhuận và phi lợi nhuận trong giáo dục” do Báo Người Lao Động tổ chức đang diễn ra. Báo Người Lao Động Online tường thuật trực tuyến chương trình này, mời bạn đọc theo dõi và đặt câu hỏi cho các khách mời.

Trực tuyến “Lợi nhuận và phi lợi nhuận trong giáo dục”

Chưa bao giờ khái niệm lợi nhuận và phi lợi chuận lại được nhắc đến nhiều như thời gian qua, khi hàng loạt trường ĐH ở Việt Nam đi theo đường “phi lợi nhuận” gặp nhiều thách thức. Cũng thời điểm này, một số trường ĐH tiếp tục công bố hướng đi “phi lợi nhuận” và cho rằng đó mới là con đường phát triển trường tư. 

Để rộng đường dư luận, Báo Người Lao Động tổ chức hội thảo bàn tròn với sự tham gia của các chuyên gia giáo dục, các trường ĐH - CĐ... 

Tại buổi trao đổi, các chuyên gia sẽ phân tích về bản chất của các trường ĐH phi lợi nhuận ở Việt Nam, quản trị ĐH phi lợi nhuận và mối quan hệ giữa ban giám hiệu -  hội đồng quản trị trường ĐH phi lợi nhuận,  tầm quan trọng của việc hoàn thiện khung pháp lý đầy đủ đối với các trường ĐH lợi nhuận, phi lợi nhuận và vấn đề hiện thực hóa phi lợi nhuận như thế nào...

Bàn tròn cũng có phần giao lưu trực tuyến, trong đó, các chuyên gia sẽ trả lời câu hỏi bạn đọc xung quanh vấn đề lợi nhuận và phi lợi nhuận trong giáo dục. Mời bạn đọc quan tâm đặt câu hỏi ở khung dưới đây.

Trực tuyến “Lợi nhuận và phi lợi nhuận trong giáo dục”

Khách mời chương trình gồm:

- GS Phạm Phụ - nguyên giảng viên Trường ĐH Bách Khoa – ĐHQG TP HCM

- GS Võ Tòng Xuân – Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ

- PGS-TS Nguyễn Ngọc Điện – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Luật – ĐHQG TP HCM

- TS Nguyễn Thị Anh Đào – Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Đông Á

- TS Trương Tấn Diệp – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Tài chính

- TS Trần Vinh Dự - Tổng Giám đốc TNK Capital, Chủ HĐQT Trường CĐ Việt Mỹ

- TS Nguyễn Ngọc Hải – giảng viên Khoa Luật – Kinh tế Trường ĐH Cần Thơ

- Ths Trần Khanh – Trưởng VP đại diện phía Nam của ĐH Duy Tân

- Ths Đỗ Thế - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Phan Châu Trinh

- Ông Nguyên Ngọc – Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Phan Châu Trinh

Ông Đỗ Danh Phương - Tổng Biên tập Báo Người Lao Động - thay mặt ban biên tập báo cảm ơn tất cả các thầy cô tham dự tọa đàm và hy vọng buổi tọa đàm sẽ giải quyết được những vấn đề cơ bản. Ông hy vọng tiếng nói và góc nhìn của những người làm giáo dục lâu năm sẽ có tác động đến công chúng, những người thụ hưởng giáo dục, góp phần giúp những người liên quan có tư liệu để đi đến những chính sách, hoạch định đúng đắn.

Ông Phương cho biết thêm: Ngày nay, nhiều thành phần kinh tế can dự vào giáo dục khiến bức tranh này có quá nhiều điều phải suy nghĩ. Trên thế giới hiện có nhiều luật, nhiều bức tranh về giáo dục lợi nhuận, phi lợi nhuận để chúng ta tham khảo nhưng vấn đề đặt ra cho buổi tọa đàm là chúng ta sẽ áp dụng như thế nào ở Việt Nam.

Ông Đỗ Danh Phương phát biểu tại hội thảo
Ông Đỗ Danh Phương phát biểu tại hội thảo

Bàn về nguyên nhân xung đột trong các trường ĐH tư ở Việt Nam, PGS-TS Nguyễn Ngọc Điện, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Luật – ĐHQG TP HCM, cho biết trong những năm qua, ở Việt Nam có nhiều trường tư hoạt động hiệu quả, thu hút nhiều sinh viên và được xã hội quan tâm. Khi các trường tư tạo ra giá trị vật chất cao thì xung đột lợi ích ở đó càng nhiều. Khi đó, nhiều người tìm cách khống chế, chiếm đoạt giá trị với nhiều ý định, mục tiêu khác nhau. PGS-TS Điện cho biết hiện tượng xung đột lợi ích nhóm này cũng diễn ra các nước tiên tiến dù mô hình ĐH tư ở các nước lớn rất phát triển.

PGS-TS Nguyễn Ngọc Điện – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Luật – ĐHQG TP HCM
PGS-TS Nguyễn Ngọc Điện – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Luật – ĐHQG TP HCM

Theo PGS-TS Điện, nguyên nhân xung đột lợi ích ở các trường tư Việt Nam là sự thiếu sót luật giáo dục ĐH, khung pháp lý chưa hoàn thiện. Lỗi cơ bản này khiến người ta đi theo mô hình ĐH lợi nhuận hơn là ĐH phi lợi nhuận. Giải pháp hiện tại, Việt Nam nên xây dựng mô hình pháp lý để một mặt, các nhà đầu tư vẫn thỏa mãn khi đầu tư vào mô hình phi lợi nhuận, một mặt dịch vụ giáo dục được thực hiện trong điều kiện không bị chi phối bởi yếu tố tài chính. Cụ thể, ở các nước, các nhà đầu tư không bỏ tiền trực tiếp vào trường mà đầu tư gián tiếp thông qua các quỹ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Với cách này, quỹ giáo dục vừa đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động của trường, vừa đóng vai trò bức tường ngăn cách trường với các nhà đầu tư. Do đó, Việt Nam cần sửa luật, nếu không sẽ không có sự tồn tại của trường phi lợi nhuận.

TS Trần Vinh Dự - Tổng Giám đốc TNK Capital, Chủ HĐQT Trường CĐ Việt Mỹ cho biết

"Quan niệm muốn bãi nhiệm phải tìm cho ra điều sai có thể thích hợp với lĩnh vực công nhưng không thật cần thiết ở lĩnh vực tư, làm người ta phải kiện cáo mới thay được, dễ tổn thương danh dự và gây bất hòa không đáng có" - TS Nguyễn Thị Anh Đào – Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Đông Á

ông làm việc ở công ty tài chính. Công ty ông không chỉ đầu tư lĩnh vực giáo dục mà ở nhiều lĩnh vực khác, do đó ông gặp những tình huống như ở ĐH Hoa Sen rất nhiều, ĐH Hùng Vương rất nhiều.

Ở các doanh nghiệp tư nhân, những người sáng lập viên được xem là cha đẻ của doanh nghiệp đó. Sau một thời gian, số lượng cổ đông càng đông, doanh nghiệp sẽ xảy ra tình trạng mâu thuẫn, đấu đá. Mâu thuẫn này xảy ra những người sáng lập doanh nghiệp không còn tiếng nói gì cả. Ở nhiều trường hợp, cổ đông dùng quyền biểu quyết để bãi bỏ người sáng lập. Người sáng lập người sáng lập đối phó bằng cách bán cổ phiếu ra ngoài với giá rất cao nhưng khi cổ đông vào thì xem như con ghẻ. Nhà sáng lập thường cho rằng cổ đông không làm gì mà chỉ góp tiền vào rồi hưởng thụ thành quả, chính người sang lập mới có quyền quyết định

"Tôi biết thực tế, Ở nhiều trường phổ thông tư thục, họ sa thải hiệu trưởng rất nhanh, dù những người đến và đi không có đấu đá gì về quyền lực cả. Nhưng tại sao ở bậc phổ thông không có mà chỉ có ở bậc ĐH, thì vấn đề là ở đâu?", ông Vinh Dự nói và mong muốn các nhà giáo dục phân tích sâu hơn về vấn đề này.

TS Trần Vinh Dự - Tổng Giám đốc TNK Capital, Chủ HĐQT Trường CĐ Việt Mỹ

TS Trần Vinh Dự - Tổng Giám đốc TNK Capital, Chủ HĐQT Trường CĐ Việt Mỹ

TS Nguyễn Thị Anh Đào – Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Đông Á hoan nghênh hội thảo, hứa hẹn làm rõ vấn đề nóng để giúp định hướng xã hội. Hiện khối doanh nghiệp tư nhân đóng góp quốc gia ngày càng tăng, họ hoạt động cơ chế bình thường. Ở khối các trường ngoài công lập, 2.393 trường góp phần vào chiến lược phát triển quốc gia. Theo TS Anh Đào, câu chuyện phi vụ lợi – vụ lợi đã tồn tại từ lâu. Về việc tại sap có lùm xùm kéo dài, TS Đào cho biết thứ nhất là do đặc thù của ngành giáo dục, là nơi người ta dễ nhân danh. Vị trí quản lý cấp cao trong giáo dục thường có học hàm, học vị, địa vị xã hội cao nên nhiều người ỷ lại, nhân danh, tạo cớ cho sự vô tổ chức. Thứ hai, do quy định nhân sự nhà nước về việc công nhận chức danh (Hội đồng quản trị, Chủ tịch HĐQT, Hiệu trưởng phải có thủ tục công nhận của nhà nước) và các quy định thừa. 

TS Nguyễn Thị Anh Đào – Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Đông Á
TS Nguyễn Thị Anh Đào – Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Đông Á

Cùng quan điểm với TS Đào, TS Nguyễn Ngọc Hải, lợi nhuận và phi lợi nhuận không cái nào có hại nếu phân tích đúng được bản chất của hai khái niệm này. Nếu chúng ta có luật, có những nhà đầu tư dù tìm kiếm lợi ích nhưng vẫn giữ đạo đức trong quy chuẩn cho phép, ếu nhà đầu tư khi đầu tư có lợi nhuận, rồi dùng tiếp lợi nhuận đó để tái đầu tư, lấy lợi nhuận đầu tư bất vụ lợi lại thì rất đáng hoan nghênh. Trừ khi người ta lấy tiền đi làm chuyện khác như tư lợi cá nhân thì đáng phê phán. Vấn đề là chúng ta cần có một cơ chế đúng để giải quyết được tất cả vấn đề này. Trong giáo dục, nếu phi lợi nhuận đúng nghĩa sẽ có sức mạnh vô biên. “Quan niệm của tôi là rạch ròi, giữ tinh thần lợi nhuận và phi lợi nhuận nhưng phải có cơ chế để không lùm xùm”, TS Hải nói.

Ông Nguyên Ngọc – Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Phan Châu Trinh - dựa vào nguồn lực tài chính chia các trường ĐH ngoài công lập thành 2 loại: Một là các trường thuộc tập đoàn, không lo thiếu vốn, hai là trường tư ra đời hơn 20 năm nay, đã tạo được nguồn vốn tương đối lớn. Theo nhà văn Nguyên Ngọc, vấn đề ở đây không xuất phát từ việc bất vụ lợi hay vụ lợi mà liên quan đến vấn đề xung đột quyền lực giữa các cổ đông đối vốn trong trường. Do đó, theo ông Ngọc, trường tư nên chuyển dần sang mô hình không có cổ đông, nhà nước nên thay đổi hành lang pháp lý, phải có luật, có loạt chính sách để quản lý trường tư đồng thời các trường liên kết quỹ giáo dục, tránh đối vốn bằng cách đi vay để có thêm vốn nhằm thiết kế thành mô hình mới. “Những trường đối vốn đều lỗ, chúng tôi phải tránh con đường đó”, ông Nguyên Ngọc khẳng định.

TS Nguyễn Ngọc Hải, nêu quan điểm tại buổi hội thảo
TS Nguyễn Ngọc Hải, nêu quan điểm tại buổi hội thảo

TS Trương Tấn Diệp – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Tài chính cho biết trong thời gian qua, trường ĐH tư phát triển khá mạnh, khiến các trường ĐH công lập năng động hơn. “Quan điểm của tôi là phi lợi nhuận hay lợi nhuận đều tốt. Vì bản thân các trường phi lợi nhuận không phải là không có lợi nhuận. Chúng ta cứ nghĩ đến lợi nhuận là không tốt nhưng phải thừa nhận thực tế  phải có lợi nhuận mới phát triển được. Vấn đề là tạo ra hành lang pháp lý để phát triển từng mô hình. Hiện nay, đối với hệ thống ngoài công lập, nhiều quy chế không chặt chẽ.

ĐƠN VỊ TÀI TRỢ:

Trường ĐH Đông Á
Trường ĐH Đông Á
Trường ĐH Duy Tân
Trường ĐH Duy Tân
Trường ĐH Phan Châu Trinh
Trường ĐH Phan Châu Trinh
Người lao động

Trường ĐH Cần Thơ, phi lợi nhuận, chuyên gia giáo dục, lợi nhuận, Trường ĐH Hoa Sen, Báo Người Lao Động, mối quan hệ, tầm quan trọng, sinh viên trường


      © 2021 FAP
        3,140,920       656