Thể thao

Những con số World Cup 2018

14 tỷ USD: Đó là tổng kinh phí tổ chức của nước chủ nhà Nga, so với World Cup 2010 ở Nam Phi là 4 tỷ USD và Brasil 2014 12 tỷ USD.

- 14 tỷ USD: Đó là tổng kinh phí tổ chức của nước chủ nhà Nga, so với World Cup 2010 ở Nam Phi là 4 tỷ USD và Brasil 2014 12 tỷ USD. Số tiền này được đầu tư để xây mới 8 SVĐ (riêng SVĐ quốc gia Luzhniki nơi tổ chức 7 trận đấu trong đó có trận khai mạc và chung kết là 350 triệu USD), nâng cấp 4 sân còn lại, xây 90 sân tập, nâng cấp hạ tầng giao thông, tổ chức 360 sự kiện văn hóa - thể thao. Riêng kinh phí cho công tác an ninh lên đến 453 triệu USD.

- 30 ngàn là lực lượng tình nguyện viên được huy động ở 11 thành phố.

- 11 Fanzone: Mỗi công trình có kinh phí đầu tư xây dựng 4 triệu USD cùng 1 triệu USD cho công tác đảm bảo an ninh. Fanzone tại Trường đại học quốc gia Lomonosov ở Moscov có sức chứa lớn nhất 40 ngàn người.

- Đội tuyển đắt giá nhất: Pháp có tổng giá trị chuyển nhượng 967,95 triệu bảng (1,1 tỷ euro), thứ nhì là Tây Ban Nha 931,5 triệu bảng, Brasil 855 triệu bảng... Thấp nhất là đội tuyển Panama lần đầu tiên giành vé dự VCK World với 8,48 triệu bảng. Giá trị trung bình của 1 cầu thủ Pháp tại Nga là 42,08 triệu bảng; nhiều hơn toàn đội Iran (38,3 triệu bảng) có vị trí thứ 5 từ dưới lên. Đắt nhất ở châu Á là Iran 38.3 triệu bảng.

- HLV hưởng lương cao nhất: Joachim Low của tuyển Đức với 3,31 triệu bảng/năm, gấp gần 20 lần so với người “bèo” nhất, HLV Aliou Cisse của Senegal chỉ nhận mức lương khoảng 170 ngàn bảng/năm. Còn HLV Bert Van Marwijk của tuyển Australia phải bỏ tiền túi để thuê các trợ lý.

- Cầu thủ trẻ nhất: Daniel Arzani của Australia (sinh ngày 4-1-1999), mới chỉ có 16 trận ra sân trong sự nghiệp chuyên nghiệp.

 - Cầu thủ già nhất: Thủ môn dự bị Essam El-Hadary của tuyển Ai Cập với 45 tuổi.

Trung Dũng

Đồng Nai

      © 2021 FAP
        1,191,513       132