Thể thao

Có thể chinh phục Asiad và giành vé dự Olympic?

9 nhà á quân U.23 châu Á thuộc lứa sinh năm 1995-1996 sẽ còn một giải đấu mang tầm châu lục cuối cùng trước khi nói lời từ giã cấp độ trẻ này, đó là Asian Games 2018 tại Indonesia vào tháng 8 tới.

Cũng như Thế vận hội, tham dự môn bóng đá nam Á vận hội là đội tuyển Olympic (U.23+3). Ở 2 kỳ Asiad liên tiếp gần đây, Olympic Việt Nam đều dừng bước ở vòng 16 đội: tại Quảng Châu 2010 thua Triều Tiên 0-2 và Incheon 2014 thua UAE 1-3. Sau VCK U.23 châu Á, HLV Park và các học trò có viết tiếp được lịch sử lần đầu tiên trong lịch sử giành huy chương Asiad? Ngoài được tăng cường 3 tuyển thủ quốc gia trên 23 tuổi, ông Park vẫn có thể gọi lại hàng loạt những cái tên vừa qua phải chia tay, loại bỏ vì nhiều lý do như: thủ môn Minh Long, Văn Kiên (Hà Nội); A Hoàng, Tuấn Anh, Minh Vương, Đông Triều (HAGL); Phan Văn Long (SHB.ĐN); Hữu Dũng, Thanh Bình (Thanh Hóa); Hoàng Văn Khánh, Tuấn Tài (SLNA); Anh Tài (TP.Hồ Chí Minh); Tấn Sinh (Quảng Nam); Văn Lợi (Hài Phòng); Lâm Ti Phông (S.KH), Tiến Linh (B.BD)...

Với lứa đàn em sinh năm 1997 trở về sau còn tới 9 cái tên vẫn đủ tuổi tiếp tục tham dự VCK U.23 châu Á 2 năm tới: thủ thành Tiến Dũng, Văn Hậu, Đình Trọng, Quang Hải, Đức Chinh, Bùi Tiến Dụng, Trọng Đại, Thái Quý, Thành Chung. Đặc biệt, VCK U.23 châu Á 2020 cũng sẽ xác định 3 đội dẫn đầu đại diện châu lục tham dự Olympic Tokyo cùng năm - đấu trường mà trong lịch sử bóng đá Việt Nam chưa bao giờ từng được “bén mảng”. Thực hiện được 2 điều này và giành chức vô địch AFF Cup 2018, HCV SEA Games 2019, ông Park Hang-seo phải được tạc tượng.

Dương Cầm

Đồng Nai

      © 2021 FAP
        1,186,130       357