Thể thao

HLV tạm quyền, không phải lần đầu

Bóng đá Việt Nam không phải lần đầu tiên phải rơi vào tình trạng "chữa cháy", phải cử HLV tạm quyền. Năm 1994, HLV Trần Duy Long được bổ nhiệm trong một thời gian ngắn, sau đó nhường chỗ cho Tavares đến từ Brasil dự Cúp Độc lập.

Bóng đá Việt Nam không phải lần đầu tiên phải rơi vào tình trạng “chữa cháy”, phải cử HLV tạm quyền. Năm 1994, HLV Trần Duy Long được bổ nhiệm trong một thời gian ngắn, sau đó nhường chỗ cho Tavares đến từ Brasil dự Cúp Độc lập.

HLV Mai Đức Chung đang tạm quyền
HLV Mai Đức Chung đang là HLV tạm quyền

Năm 2003 sau trận chung kết SEA Games ấn tượng trên sân nhà (thua Thái Lan ở hiệp phụ), Chủ tịch VFF Mai Liêm Trực ngỏ lời muốn HLV Riedl tiếp tục nhưng quá muộn vì ông thầy người Áo đã ký hợp đồng với một CLB vùng Vịnh. Trợ lý HLV Nguyễn Thành Vinh của SLNA tạm dẫn dắt đội tuyển đúng 1 trận thắng Maldives 4-0 ở vòng loại World Cup 2006, trước khi Tavares trở lại lần thứ 2. Nhưng ở AFF Cup 2004, sau trận phơi áo nặng nề 0-3 trước Indonesia sớm bị loại ngay trên sân nhà, ông Tavares stress đến nỗi phải vào bệnh viện cấp cứu; trợ lý HLV thủ môn Trần Văn Khánh đành phải chỉ đạo trong trận thủ tục cuối cùng (thắng Lào 3-0).

Kịch tính nhất là ở SEA Games 2007, sau dư âm “bán độ” ở Bacolod  2 năm trước đó, là đương kim á quân nhưng U.23 Việt Nam đã thất bại trước Myanmar ở bán kết (hòa 0-0 và thua 1-3 sút luân lưu), VFF ép HLV Riedl phải lập tức từ chức nếu không muốn bị sa thải. HLV người Áo rời Nakhon, Thái Lan ngay trong đêm và đó là lần chia tay cuối cùng với bóng đá Việt Nam. Trợ lý Mai Đức Chung lên thay nhưng không vực dậy nổi tinh thần các cầu thủ, thua nặng nề 0-5 trước Singapore trong trận tranh HCĐ. Ông Chung còn thêm một lần tạm quyền vào năm 2011 sau khi HLV Calisto chạy sang Thái Lan nhưng chưa kịp “làm” trận nào thì Falko Goetz đến. Và 2 trận với Campuchia ở vòng loại Asian Cup 2018 là lần “đóng thế” thứ 3 của cựu cầu thủ đường sắt.   

Phương Duy

Đồng Nai

      © 2021 FAP
        1,158,859       328