Thể thao

"Hooligan" sản phẩm bóng đá hay xã hội?

Ngày mai 14-6, UEFA sẽ đưa ra án phạt với Liên đoàn bóng đá Nga về việc các CĐV nước này gây ẩu đả trước và trong trận đấu với đội tuyển Anh hôm 12-6. Chưa phát hiện khủng bố, Euro 2016 đã phải đối mặt với nạn "hooligan" – cũng là một dạng "khủng bố", chỉ khác về mức độ hậu quả.

Ngày mai 14-6, UEFA sẽ đưa ra án phạt với Liên đoàn bóng đá Nga về việc các CĐV nước này gây ẩu đả trước và trong trận đấu với đội tuyển Anh hôm 12-6. Chưa phát hiện khủng bố, Euro 2016 đã phải đối mặt với nạn “hooligan” – cũng là một dạng “khủng bố”, chỉ khác về mức độ hậu quả.

Ngay trước trận đấu, CĐV Anh và Nga đã ẩu đả nhau trên đường phố Marseille khiến 20 CĐV Anh bị thương, trong đó có 2 người vẫn đang nằm viện trong tình trạng nguy kịch. Còn ngay sau khi trận đấu vừa kết thúc, trên khán đài sân Velodrome CĐV Nga đã lao vào đánh các CĐV Anh (khán giả truyền hình nghe 1 tiếng nổ khá lớn không biết từ lực lượng an ninh hay các phía CĐV). Bạo lực, xô xát cũng đã nổ ra trước trận Ba Lan - Bắc Ireland ở Nice. Nhìn những hình ảnh CĐV 2 phe máu me đầm đìa, lao vào nhau bằng tất cả chai lọ, bàn ghế và cả dao găm, những người hâm mộ bóng đá chân chính không khỏi rùng mình. Cả Anh và Nga đều nổi tiếng bởi những CĐV hung hãn. Cũng tại Euro, 4 năm trước, Nga từng bị trừ 6 điểm sau khi CĐV của họ gây bạo loạn.

Hooligan là thuật ngữ tiếng Anh chỉ những người hay nhóm người thường xuyên có các hành động côn đồ và phá hoại xung quanh các trận đấu bóng đá. Trong lịch sử, từ thế kỷ XIV, vua Edward II vì lo sợ việc các CĐV đánh nhau gây nên bạo loạn xã hội đã từng cấm thi đấu bóng đá. Đỉnh điểm của vấn nạn hooligan là thảm kịch Heysel trong trận chung kết Cúp châu Âu giữa Juventus và Liverpool, khiến 39 CĐV thiệt mạng và khoảng 600 người khác bị thương. 

Nhưng hooligan không phải là sản phẩm của bóng đá, mà liên quan đến văn hóa, dân trí và các vấn đề xã hội (như sự kỳ thị chủng tộc, tôn giáo và những ẩn ức, bất bình, căng thẳng trong cuộc sống), khi hormone dopamine và serotoni được giải phóng đã kích thích các hành động bạo lực, nổi loạn. Không phải ngẫu nhiên mà bọn phát xít mới, các phong trào xung đột sắc tộc, tôn giáo tìm cách núp bóng, mượn tay hooligan để gây bạo loạn.

5.jpg
Bạo lực đã bùng nổ sau trận đấu giữa Anh và Nga trên sân Velodrome ở vòng bảng EURO 2016 khi cổ động viên hai đội lao vào ẩu đả dữ dội. (Nguồn: Agencies)
Bạo lực đã bùng nổ sau trận đấu giữa Anh và Nga trên sân Velodrome ở vòng bảng EURO 2016 khi cổ động viên hai đội lao vào ẩu đả dữ dội. (Nguồn: Agencies)

Cho đến giờ, với những biện pháp an ninh cực kỳ nghiêm ngặt, những kẻ phá hoại vẫn chưa thể làm gì. Nhưng liệu có chăng một lớp sóng ngầm đang chuyển động? Những sự kiện xảy ra ở Marseille và Nice rất có thể là một sự chuyển hướng tấn công gián tiếp vào Euro và nước chủ nhà Pháp. Có nên đặt dấu hỏi về sự tham gia, đứng đàng sau của một tổ chức cực đoạn, khủng bố trước hình ảnh các hooligan chủ động gây hấn có tổ chức và lao vào nhau nhưng những chiến binh đã được huấn luyện? Và cũng không loại trừ khả năng những cuộc bạo loạn trên danh nghĩa “tình yêu bóng đá” và “màu cờ sắc áo” này sẽ còn leo thang, nhằm làm phân tâm, dàn mỏng lực lượng an ninh, tìm kẽ hở cho một cuộc tấn công khủng bố quy mô vào lúc đỉnh điểm.

Hooligan hoàn toàn xa lạ với bóng đá. Nó là một hình thức khác của chủ nghĩa khủng bố và có thể là gốc rễ của khủng bố. Mọi chuyện sẽ đi rất xa nếu những cuộc bạo loạn, đổ máu như ở Marseille, Nice không được dập tắt từ trong trứng nước, vẫn tiếp tục tái diễn.

Minh Chung

Đồng Nai

      © 2021 FAP
        957,055       789