Bạn đọc

Siết chặt công tác phòng cháy, chữa cháy tại các điểm karaoke

"Kiểm tra là ra vi phạm", đó là nhận định chung của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy (PCCC) tỉnh sau đợt tổng kiểm tra 582 cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường, quán bar, nhà hàng, điểm vui chơi giải trí trong toàn tỉnh.

Thượng tá Lê Quang Nhân, Phó giám đốc Cảnh sát PCCC tỉnh
Thượng tá Lê Quang Nhân, Phó giám đốc Cảnh sát PCCC tỉnh.

“Kiểm tra là ra vi phạm”, đó là nhận định chung của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy (PCCC) tỉnh sau đợt tổng kiểm tra 582 cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường, quán bar, nhà hàng, điểm vui chơi giải trí trong toàn tỉnh.

Trao đổi với phóng viên Báo Đồng Nai về vấn đề này,

, cho biết do các cơ sở xem nhẹ việc PCCC nên nguy cơ về cháy, nổ là rất cao.

 Ông có thể nêu rõ hơn các hành vi vi phạm quy định PCCC của các các tụ điểm vui chơi gii trí, vũ trường, quán bar, karaoke?

- Sau vụ cháy cơ sở kinh doanh karaoke ở số 68 Trần Thái Tông (Hà Nội) làm chết 13 người, Cảnh sát PCCC tỉnh đã tiến hành kiểm tra 582 cơ sở kinh doanh karaoke. Qua đó phát hiện nhiều cơ sở vi phạm nghiêm trọng về công tác PCCC, trong đó 4 vi phạm phổ biến. Thứ nhất, tự thay đổi kết cấu xây dựng khác với thiết kế ban đầu, như: ngăn vách để tạo ra được nhiều phòng karaoke; sử dụng các bảng quảng cáo bít bùng, che hết không gian mặt tiền, chắn hết các lối thoát hiểm và cản trở lối thoát nạn khi có sự cố xảy ra. Thứ hai, sử dụng các vật liệu dễ cháy để làm vách ngăn, như: mút xốp, ván ép, da… đều là những vật dụng cháy lan rất nhanh, tỏa ra nhiều khói làm người lâm nạn nhanh bị ngạt. Thứ ba, sử dụng điện công suất lớn, các thiết bị tiêu thụ điện được câu móc, đấu nối không đúng kỹ thuật. Thứ tư, tự ý thay đổi công năng tòa nhà. Chẳng hạn, công trình xin phép xây dựng là nhà ở nhưng lại chuyển sang kinh doanh karaoke mà không được cơ quan chức năng thẩm định, nghiệm thu về đảm bảo PCCC.

 Ông có thể nêu trường hợp điển hình vi phạm công tác PCCC mà cơ quan chức năng phát hiện được?

- Ngày 16-2-2017, Cảnh sát PCCC phát hiện Cơ sở kinh doanh karaoke Kim Song trên đường Võ Thị Sáu (phường Thống Nhất, TP.Biên Hòa) hoạt động trái phép. Mặc dù chưa được Cảnh sát PCCC thẩm định, nghiệm thu về PCCC, nhưng tháng 1-2017 cơ sở đã ngang nhiên hoạt động. Tòa nhà có quy mô gồm 1 tầng hầm và 4 tầng lầu, trong đó chia thành 17 phòng karaoke, lúc tập trung đông nhất tới 200 người. Trước đây, cơ sở này xin cấp phép xây dựng nhà ở gia đình, nhưng khi thi công xong đã tự ý chuyển đổi thành cơ sở kinh doanh karaoke, trong khi đó theo quy định nhà ở dưới 7 tầng thì không phải thẩm định, nghiệm thu PCCC. Do đó, cơ sở này đã có hàng loạt vi phạm: công trình thuộc diện phải thẩm định PCCC, nhưng chưa có giấy thẩm định, nghiệm thu PCCC song vẫn hoạt động; không niêm yết sơ đồ thoát hiểm, không ban hành nội quy quy định về an toàn PCCC; không bố trí phương tiện PCCC tại nơi dễ thấy; không thành lập đội phòng cháy cơ sở, không có phương án chữa cháy… Cảnh sát PCCC đã xử phạt hành chính 20 triệu đồng và buộc cơ sở ngừng hoạt động từ ngày kiểm tra cho đến khi thực hiện đủ các thủ tục về PCCC.

Cơ sở kinh doanh karaoke Kim Song (phường Thống Nhất, TP.Biên Hòa) đang bị ngừng hoạt động.
Cơ sở kinh doanh karaoke Kim Song (phường Thống Nhất, TP.Biên Hòa) đang bị ngừng hoạt động.

 Để ngăn ngừa xảy ra cháy nổ, thời gian tới ngành sẽ làm gì để hạn chế nguy cơ cũng như nâng cao ý thức người dân trong hoạt động PCCC, thưa ông?

- Cảnh sát PCCC sẽ tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã và thành phố phối hợp kiểm tra hoạt động cấp phép cho các cơ sở hoạt động theo đúng quy định; phối hợp kiểm tra xử lý các cơ sở cố tình vi phạm, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự nếu để xảy ra sự cố cháy nổ, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Đồng thời, ngành sẽ tăng cường công tác tuyên truyền với dân, các doanh nghiệp kinh doanh loại hình vui chơi, giải trí thông qua nhiều kênh khác nhau và dưới nhiều hình thức, như: tuyên truyền trực tiếp, gián tiếp; tăng cường công tác xử lý tại cơ sở…

 Xin cảm ơn ông!

Phó trưởng phòng Quản lý đô thị TP.Biên Hòa Trần Quang Trung: Xây nhà ở “biến hóa” thành kinh doanh karaoke

Sau các vụ cháy tụ điểm karaoke ở một số địa phương khác, UBND TP.Biên Hòa đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng trực thuộc thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về công tác PCCC và hoạt động của các tụ điểm karaoke trên địa bàn.

Qua kiểm tra cho thấy nhiều điểm che chắn, gắn bảng quảng cáo bao hết cả mặt tiền nhà không đảm bảo các quy định về an toàn PCCC khi xảy ra cháy. Hầu hết các điểm kinh doanh loại hình giải trí nêu trên đều được cải tạo lại từ nhà ở. Cụ thể, để được cấp giấy phép xây dựng địa điểm kinh doanh dịch vụ, chủ đầu tư phải cung cấp đủ các loại giấy tờ theo yêu cầu, như: giấy chứng nhận đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC, biên nhận thỏa thuận địa điểm hoạt động, địa điểm xây dựng... Mặt khác, địa điểm tổ chức kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thương mại, dịch vụ mới được cấp phép. Ngoài ra, để được cấp phép hoạt động các cơ sở phải đảm bảo các điều kiện về kinh doanh đặc thù của ngành nghề. Tuy nhiên, chủ nhà thường “né” quy định bằng cách xin cấp phép xây dựng nhà ở. Khi công trình đã thi công hoàn tất, làm xong các thủ tục về hoàn công thì mới tiến hành chuyển đổi công năng sử dụng sang kinh doanh. “Chiêu thức” này đang được các chủ đầu tư áp dụng để đối phó cơ quan chức năng quản lý về xây dựng. Thực tế, từ trước đến nay phòng chưa cấp giấy phép xây dựng cho cơ sở kinh doanh karaoke nào. Do đó, nếu có sự phối hợp kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ các cơ quan chức năng thì việc đảm bảo về an toàn PCCC tại các cơ sở kinh doanh sẽ hạn chế được thiệt hại nếu xảy ra sự cố.

  Kim Liễu

Phương Liễu (thực hiện)

Đồng Nai

      © 2021 FAP
        149,986       761