Xã hội

Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ngoài giờ hành chính có phải đóng tiền?

Thời gian qua, nhiều trường hợp bệnh nhân có tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) khi phải vào bệnh viện điều trị ngoài giờ hành chính đã phải trả tiền khám bệnh và tiền thuốc.

Dù đã được nhân viên y tế giải thích nhưng các trường hợp này vẫn không hài lòng. Họ cho rằng, khi đã tham gia BHYT thì không phải chi trả các khoản tiền nếu đi đúng tuyến theo quy định.

Bảo hiểm xã hội Đồng Nai đã nhiều lần tổ chức tư vấn, đối thoại với người dân về các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Ảnh: M.Quân
Bảo hiểm xã hội Đồng Nai đã nhiều lần tổ chức tư vấn, đối thoại với người dân về các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Ảnh: M.Quân

Mới đây, ông Phan Thanh, ngụ xã Xuân Trường (huyện Xuân Lộc) có người nhà bị bệnh đột xuất lúc nửa đêm khiến cả gia đình phải đưa vào Bệnh viện đa khoa huyện Xuân Lộc chữa trị. Sau khi kiểm tra và cấp toa thuốc, bác sĩ đã cho ông Thanh xuất viện ngay trong đêm, đồng thời yêu cầu gia đình phải đi mua thuốc, đóng tiền khám bệnh. Ông Thanh trình thẻ BHYT nhưng nhân viên y tế không đồng ý và giải thích vì bệnh nhân khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính nên không được hưởng BHYT.

Tăng cường đối thoại với dân

Khảo sát của BHXH Đồng Nai cho thấy, vẫn còn không ít người dân chưa hiểu hết những giá trị, ý nghĩa từ việc tham gia BHXH, BHYT trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Do đó, để người dân nắm rõ hơn về các chính sách, đặc biệt là những chính sách mới của BHXH, BHYT, từ tháng 6-2016, BHXH đã phối hợp với các địa phương xã, phường, thị trấn trong tỉnh tổ chức đối thoại trực tiếp với người dân. Việc làm này nhằm tuyên truyền chính sách về BHXH, BHYT đến người dân, nhất là những chính sách liên quan đến BHXH tự nguyện, đồng thời ghi nhận những ý kiến phản ánh, đề xuất, kiến nghị của người dân về BHXH, BHYT. Dự kiến, chương trình đối thoại sẽ kéo dài đến tháng 10-2016.

Ngoài ra, BHXH còn phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy triển khai 7 hội nghị tuyên truyền chính sách pháp luật về BHYT, BHXH đến đội ngũ mạng lưới báo cáo viên và cấp ủy cơ sở trên địa bàn 11 huyện, thị xã, thành phố.

Tương tự, bà Trần Thị Thư, ngụ phường Tân Phong (TP.Biên Hòa) có con gái bị đau bụng vào ban đêm, gia đình liền đưa vào bệnh viện để khám. Con gái bà Thư được bác sĩ chỉ định siêu âm và kê đơn thuốc. Dù đã trình thẻ BHYT, nhưng bà Thư vẫn phải nộp các khoản tiền siêu âm và thuốc cho con trước khi về nhà ngay trong đêm. Bà Thư cho rằng, có thể nhân viên bệnh viện nhầm lẫn nên mới tính tiền dịch vụ đối với người tham gia BHYT. Theo bà Thư, cách đây không lâu một người hàng xóm cũng phải nhập viện lúc nửa đêm thì lại được thanh toán BHYT, khi xuất viện không tốn tiền viện phí.

Trao đổi về những thắc mắc của người dân liên quan đến khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính, bà Nguyễn Thị Quy, Trưởng phòng giám định Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh, cho biết có 2 trường hợp như sau: thứ nhất, nếu khám bệnh ngoại trú, không phải cấp cứu thì bệnh nhân không được tính BHYT mà phải đóng đầy đủ các khoản tiền khám chữa bệnh; thứ hai, người bệnh được bác sĩ chỉ định là cấp cứu thì sẽ được xem xét tính BHYT. Nói cách khác, khám chữa bệnh ngoài giờ thì quyết định được thanh toán BHYT hay không phải căn cứ theo chỉ định của bác sĩ.

Ông Phạm Lương Sơn cho biết, BHXH Việt Nam và Bộ Y tế đã thống nhất lùi thời hạn tăng viện phí đợt 2 năm 2016 vào tháng 8 này. Lần tăng viện phí này áp dụng ở 10 tỉnh, thành phố có số người dân tham gia BHYT cao từ 90 - 95% trở lên, trong đó sẽ điều chỉnh giá viện phí của 1.900 dịch vụ y tế với mức tăng khá mạnh nhưng chỉ áp dụng với đối tượng bệnh nhân có thẻ BHYT.

Trước đó, từ ngày 1-3-2016 tất cả 1.400 bệnh viện trên toàn quốc đều thu viện phí theo mức mới, gồm: phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật, chi phí trực tiếp cho người bệnh. Sau khi điều chỉnh viện phí, Bộ Y tế đã tổ chức nhiều đoàn kiểm tra chất lượng dịch vụ y tế tại các bệnh viện trên toàn quốc. Qua kiểm tra, cơ bản đánh giá một số bệnh viện chất lượng có cải thiện, nhưng cũng có nhiều vụ việc tiêu cực về thái độ của nhân viên y tế thời gian qua được phát hiện cho thấy chất lượng dịch vụ y tế còn thấp, nhất là khâu đổi mới về tư duy và quản trị bệnh viện vẫn chưa tốt.

Nguồn: Website BHXH Việt Nam.

Theo bà Quy, những quy định trên được nêu rõ tại khoản 6, Điều 8 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC của Liên bộ Y tế và Tài chính. Cụ thể, trường hợp bệnh nhân có tham gia BHYT phải vào bệnh viện cấp cứu thì được đến khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở y tế nào và phải xuất trình các giấy tờ theo quy định trước khi ra viện. Khi hết giai đoạn cấp cứu, người bệnh được cơ sở y tế làm thủ tục chuyển đến khoa, phòng điều trị khác tại cơ sở để tiếp tục theo dõi, điều trị hoặc chuyển tuyến khám, chữa bệnh. Đối với những nơi không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT thì khi người bệnh ra viện, cơ sở y tế có trách nhiệm cung cấp cho người bệnh giấy tờ xác nhận tình trạng bệnh lý, chứng từ hợp lệ liên quan đến chi phí khám chữa bệnh để người bệnh thanh toán với tổ chức BHXH.

Minh Quân

Đồng Nai

      © 2021 FAP
        65,575,166       1,748