Văn hóa

Ngại ngần gì mà chẳng nói…

Sân khấu Hoàng Thái Thanh vừa ra mắt vở kịch tâm lý hài Đàn ông ơi… Anh là ai? Đây là một vở diễn không quá xuất sắc nhưng tạo cảm tình với nét hài duyên dáng.

Sân khấu Hoàng Thái Thanh vừa ra mắt vở kịch tâm lý hài Đàn ông ơiAnh là ai? Đây là một vở diễn không quá xuất sắc nhưng tạo cảm tình với nét hài duyên dáng.

Đàn ông ơi… Anh là ai? còn có sự tham gia của các diễn viên trẻ: Lê Thúy, Quang Thảo, Thư Quỳnh, Công Danh… diễn vào các ngày cuối tuần tại sân khấu Hoàng Thái Thanh (Nhà thiếu nhi quận 10, TP.Hồ Chí Minh).
Đàn ông ơi… Anh là ai? còn có sự tham gia của các diễn viên trẻ: Lê Thúy, Quang Thảo, Thư Quỳnh, Công Danh… diễn vào các ngày cuối tuần tại sân khấu Hoàng Thái Thanh (Nhà thiếu nhi quận 10, TP.Hồ Chí Minh).

* Chuyện mấy mươi năm tình cũ…

Vở kịch bắt đầu trong căn nhà nhỏ của cô Sáu Liễu, nhà cô ở lút trong hẻm nhỏ của một xóm trọ nghèo. Cô Sáu không chồng và sống cùng 2 cô cháu gái là Oanh và Thảo. Oanh mới đi làm vài ngày đã se sua sắm hàng hiệu, khoe được bồ đại gia cưng chiều, dẫn đi shopping, ăn uống nhà hàng sang trọng. Đối nghch vi Oanh là Tho. Thảo yêu Thắng - anh chàng sinh viên nghèo, thiệt nghèo, suốt ngày chỉ cho cô ăn bánh mì và ung trà đá…

Một ngày, xóm trọ nghèo xuất hiện 3 vị khách mới: nhà văn Mỹ Ngọc, Thắng và cậu Hai. Mỹ Ngọc xin vô trọ nhà cô Sáu, còn cậu cháu Thắng và cậu Hai ở trọ nhà đối diện. Bất ngờ, cô Sáu phát hiện ra cậu Hai là người yêu cũ. Lạ là cô tỏ ra giận dữ, không thèm nhìn mặt và quyết định làm một hàng rào… biên giới, cấm cửa không cho nhà bên kia bước qua bên này.

Nghiêm ngặt hơn, cô còn làm bn quy định đánh máy rành mạch dán trước tường nhà: Không cho tiếp xúc đàn ông với mọi hình thức! Phụ nữ trong nhà cô Sáu kịch liệt phản đối nhưng chẳng làm cô ngã lòng, bởi ai cự nự thì bước ra khỏi nhà!

“Chiến sự” đang hết sức căng thẳng thì cô Sáu lại phát hiện ra Oanh có bầu, mà tác giả đáng nghi nhất lại dồn vào Thắng, cháu cậu Hai. Vậy là như “dầu đổ vào lửa”, mối quan hệ “bí ẩn” giữa 2 người tuổi trung niên lại càng thêm nóng.

Giữa lúc đó thì má Thắng, em ruột cậu Hai xuất hiện, và những khúc mắc dần lộ diện. Vì sao Sáu Liễu - cậu Hai yêu nhau thắm thiết mà không đến được với nhau? Vì sao h bit tin nhau my chc năm tri mà không chu tìm kiếm?... Trong tình yêu, đôi khi có những câu hỏi, những thắc mắc mà cứ giữ kín trong lòng không giãi bày, người ta có thể lạc mất nhau mấy chục năm trời hoặc cả đời. Mà tuổi xuân nào có chờ đợi ai?

* Sự trở lại của Hạnh Thúy

Với Đàn ông ơi Anh là ai?, NSƯT Hạnh Thúy có sự tái hội “hoành tráng” với sân khấu Hoàng Thái Thanh ở cả 3 vị trí: tác giả - đạo diễn vở kịch và thể hiện nhân vật nhà văn Mỹ Ngọc. Đàn ông ơiAnh là ai? không phải là kịch bản xuất sắc, nặng tính nghệ thuật. Vở mang hình thức vở tình cảm nhẹ nhàng, không có quá nhiều mâu thuẫn, kịch tính. Thế nhưng nét hài hước, dí dỏm của vở diễn ít nhiều tạo cảm tình với người xem.

Là phụ nữ, ai cũng mơ tìm được người đàn ông lý tưởng. Nhưng thế nào là lý tưởng? Có phi b đại gia cung phng đầy đủ cho Oanh, nhưng khi xy ra  chuyện thì né tránh trách nhiệm? Hay chàng Nguyên nghèo kiết xác, chỉ được cái yêu và chỉ biết có mình Thảo? Hoặc là cậu Hai cục mịch nhưng chân thành?...

Những người đàn ông trôi vào câu chuyện kịch, để khi có những mâu thuẫn, xung đột họ bộc lộ bản thân để mỗi người phụ nữ trong xóm trọ nghèo tự cảm nhận, tự chiêm nghiệm và nhận ra đâu mới là người đàn ông đích thực của đời mình. Nhiều khi người ta thấy những cái hào nhoáng, lấp lóa bên ngoài rồi tưởng là tình yêu. Nhưng hóa ra tình yêu chân thành, giản dị lắm, có khi ngay bên cạnh mà mình cứ tưởng đâu xa, có khi chng phi là phù hoa, bóng by mà ch là s m áp ca 2 con tim trao trọn về nhau…

Bô ba NSƯT: Thành Hội (cậu Hai) - Tuyết Thu (Sáu Liễu) - Ái Như (cô Út) đã có sự tung hứng ăn ý để tạo nên một “kỳ án” chuyện tình lỡ dở mấy chục năm thiệt dễ thương, hài hước. Cô nhà văn Mỹ Ngọc điệu đàng, dở dở ương ương của Hạnh Thúy trong vai trò vừa dẫn dắt, vừa… phá đám đã đưa chuyện kịch đến một kết thúc có hậu nhưng cũng hết sức ngộ nghĩnh!        

Trí Trọng

Đồng Nai

      © 2021 FAP
        700,652       219