Kinh tế

Kết nối sản phẩm làng nghề phục vụ du lịch

(ĐN) – Ngày 27-6, Trung tâm Khuyến công Đồng Nai, Trung tâm Xúc tiến Thương mại Đồng Nai (Sở Công th

(ĐN) – Ngày 27-6, Trung tâm Khuyến công, Trung tâm Xúc tiến Thương mại (Sở Công thương) và Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đồng Nai (Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch) phối hợp tổ chức hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu vào các khu du lịch, điểm dừng chân trên địa bàn tỉnh.

Đại diện cơ quan chức năng giới thiệu những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, du lịch. Ảnh: B.Nguyên
Đại diện cơ quan chức năng giới thiệu những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, du lịch. Ảnh: B.Nguyên

Đông đảo doanh nghiệp trong ngành dịch vụ, du lịch, cơ sở sản xuất sản phẩm làng nghề, như: gốm, đá, gỗ mỹ nghệ, chế biến nông sản…đã đến dự.

Tại hội thảo, nhiều khu du lịch của Đồng Nai, như: Vườn quốc gia Cát Tiên (huyện Tân Phú), Khu du lịch sinh thái núi Chứa Chan (huyện Xuân Lộc), Khu du lịch sinh thái Thác Giang Điền, Khu du lịch sinh thái Thác Đá Hàn (huyện Trảng Bom)… đều bày tỏ sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để các sản phẩm làng nghề thủ công, mỹ nghệ, nông sản chế biến trở thành sản phẩm phục vụ du khách đến vui chơi, giải trí.

Phía doanh nghiệp sản xuất, chế biến mong muốn có thêm nhiều chương trình hỗ trợ thiết thực, như: xây dựng showroom trưng bày sản phẩm, thêm nhiều chương trình quảng bá, kết nối để các sản phẩm làng nghề, nông sản chế biến thành sản phẩm du lịch.  

: Đại diện các doanh nghiệp du lịch và doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ, chế biến nông sản ký kết bản ghi nhớ hợp tác. Ảnh: B.Nguyên
: Đại diện các doanh nghiệp du lịch và doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ, chế biến nông sản ký kết bản ghi nhớ hợp tác. Ảnh: B.Nguyên

Tại hội thảo, đại diện các công ty du lịch đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ, doanh nghiệp chế biến nông sản.

Bình Nguyên

Đồng Nai

      © 2021 FAP
        2,250,354       2,021