Thời cuộc

Mẹ ném con sơ sinh vào thùng rác nhà vệ sinh

Một bà mẹ người Romania vừa phải hầu tòa sau khi bị phát hiện cố ý hại đứa con trai mới sinh bằng cách ném vào thùng rác bệnh viện.

me-nem-con-so-sinh-vao-thung-rac-nha-ve-sinh

Ảnh minh họa

Orsolya-Anamaria Balogh thừa nhận đã cố ý giết đứa con trai mình sau khi một nhân viên quét dọn tìm thấy đứa trẻ trong thùng rác toilet của bệnh viện Hoàng gia Albert Edward ở Wigan, nước Anh.

Tại phiên tòa xét xử hôm 3/1, công tố viên cho biết Balogh, 27 tuổi, đã được đưa vào khoa cấp cứu của bệnh viện trên cùng bạn trai do bị đau bụng dữ dội trước đó. Một nhân viên bệnh viện cho biết Balogh đã ở trong nhà vệ sinh một lúc lâu và rời đi trước khi y tá đến gặp cô để thăm khám. 

Nữ nhân viên lao công phát hiện ra đứa bé khi bê thùng rác và thấy nó nặng một cách bất thường, đồng thời cô cũng nghe thấy có tiếng thở giống như bị nghẹt phát ra. Bé trai lúc này vẫn đang trong tư thế bào thai, đã được cắt dây rốn còn miệng thì nhét đầy giấy ăn. Bé được cho thở oxy và đã nhanh chóng phục hồi sức khỏe. 

"Đứa trẻ sống sót nhờ sự dũng cảm đáng kinh ngạc, nhờ can thiệp về mặt y tế. Vì thế, bé không bị tổn thương gì dù sinh ra trong hoàn cảnh đó", The Sun dẫn lời công tố viên Richard Pratt QC nói. 

Balogh sau đó được phát hiện đã rời bệnh viện vào lúc khoảng 22h10 rồi bắt taxi về nhà mình ở Wigan. Lúc cảnh sát tới nhà điều tra, cặp đôi một mực phủ nhận đã sinh con, tuy nhiên kết quả kiểm tra của một bác sĩ đỡ đẻ cho thấy Balogh vừa vượt cạn. 

Bà mẹ này sau đó phải thừa nhận đã sinh con trong nhà vệ sinh bệnh viện nhưng lý giải không thấy đứa bé thở nên nghĩ đã không còn sống nữa. Cô ta còn tuyên bố không biết mình có thai, tuy nhiên, cảnh sát điều tra phát hiện cô ta từng tìm kiếm thông tin liên quan tới việc bầu bí và sinh con tại nhà trên máy tính. 

Bản án cuối cùng đối với bà mẹ nhẫn tâm này sẽ được đưa ra trong phiên tòa xét xử vào ngày 16/1 tới. 

NgoiSao.net

sinh con, mẹ vứt con, hầu tòa, trẻ sơ sinh, toilet, mẹ bỏ con - Mẹ ném con sơ sinh vào thùng rác nhà vệ sinh


      © 2021 FAP
        1,340,413       800