Thời cuộc

Giếng thiêng có hình dáng nhạy cảm ở Ba Vì

Giếng nước có hình dáng bộ phận sinh dục của phụ nữ được người dân làng Nghe gọi là giếng thần bởi nhiều câu chuyện bí ẩn.

Giếng nước nằm dưới chân núi Tản quanh năm mây mù bao phủ. Người làng Nghe, xã Vân Hòa, Ba Vì, Hà Nội nói con gái được tắm nguồn nước đó sẽ có làn da trắng hồng, mịn màng và xinh đẹp hơn. Giếng thần không bao giờ cạn nước, kể cả trong những lần hạn hán. Mùa hè nước mát lạnh, mùa đông nước giếng bốc hơi nghi ngút.

gieng-thieng-bi-n-co-ten-nhay-camo-ba-vi

Mùa hè giếng nước trong mát, tới mùa đông nước lại bốc khói nghi ngút.

Cụ Nguyễn Thị Mẹo, người làng Nghe, gần 90 tuổi kể, giếng có từ bao giờ, người làng chưa ai khẳng định được. Chỉ biết rằng, những người Mường định cư nơi đây từ ngàn năm trước bảo với con cháu rằng, họ sinh ra đã có cái giếng nước đó rồi.

Giếng nước nằm lọt thỏm trong rừng lim, rừng nghiến, là nơi sinh sống của nhiều loài động vật quý hiếm như voi, hổ báo. Vì thế, người dân không dám sống ở khu vực giếng này. Giếng nước nằm dưới chân non Tản, mạch nước kỳ diệu được chảy ra từ đó. Vào những ngày nóng lực, ra giếng múc nước uống mát lạnh. Mùa đông nước bốc hơi nghi ngút, bà con chẳng cần phải đun nước, cứ ra đó múc nước giếng về tắm.

Nói về xuất xứ của giếng, sau năm 1954, một gia đình Việt kiều người Pháp về Ba Vì thăm bố, họ muốn ở lại đây sinh sống. Nhưng gia đình này không được lòng của người dân và chính quyền, vì thế, họ buộc phải lên núi để ở. Trong quá trình đi tìm nguồn nước để sinh sống họ đã tìm ra giếng nước kỳ lạ này.

gieng-thieng-bi-n-co-ten-nhay-camo-ba-vi-1

Phía trong giếng có đàn cá lạ.

Những người có tuổi ở làng kể lại, gia đình này sống ở đây không được thịnh vượng. Trong nhà thường xảy ra chuyện xích mích, mâu thuẫn khó lý giải. Có điều khiến họ phát sợ đó là một đôi rắn thường xuyên xuất hiện bên miệng giếng.

Đôi rắn này có mào đỏ chót ở trên đầu, mỗi con dài khoảng 3 m. Đêm chúng thường xuống giếng uống nước và quấn lấy nhau cho đến sáng mới lại vào hang. Gia đình kia từng nhiều lần chứng kiến cảnh đó, họ tin rằng đây là mảnh đất thiêng, mình đã sống trên đất của thần. Họ đã lập một ngôi miêu nhỏ bên cạnh giếng thần, hằng ngày nhang khói, mong các vị thần linh lượng xá cho đám người trần mắt thịt dám ở trên đất thiêng. Gia đình này cũng chỉ ở đó được một thời gian rồi bán lại mảnh đất này cho người khác ở Hà Nội.

Xung quanh đó còn có câu chuyện đầy bi ai về chàng trai đã dám phạm đến giếng thần. Chàng trai là người ở nơi khác qua đây. Một hôm anh ta đi đến bên miệng giếng thấy giếng nước trong và mát. Mặc dù trước đó đã được người làng cảnh báo, đây là giếng thần, không được làm ô uế mà anh ta vẫn múc nước ở giếng dội ào ào. Vài ngày sau anh ta mắc chứng bệnh ngoài da, không chữa khỏi. Sau đó anh ta bị tâm thần nặng.

Cụ Mẹo cho hay, ngày trước cụ cùng đám trẻ hay chơi ở đó. Phía trong giếng còn phát ra những âm thanh oàm oạp. Những ngày giở trời, miệng giếng có rất nhiều cá trê, mình dài bằng nửa đòn gánh, người đen sì, râu dài, miệng to như cái bát con. Các cụ bảo đó là cá thần, chẳng ai dám bắt về ăn.

Cụ Nguyễn Thị Mẹo.

Cụ Nguyễn Thị Mẹo.

Đến tận ngày nay, đàn cá đó vẫn còn ở trong hang. Bà Đinh Thị Hiệp, nhà ở cạnh giếng thần thỉnh thoảng vẫn mang cơm sang thả xuống giếng cho đàn cá này ăn. Bà Hiệp tin rằng, đó là những con cá thần.

“Đàn cá này lạ lắm. Mang thức ăn sang mà không cung kính, thưa gửi nhẹ nhàng, đàn cá đó sẽ không bao giờ ra ăn. Suốt mấy chục năm trôi qua, đàn cá cũng chỉ có khoảng 20 con. Số lượng của chúng dường như không tăng lên mà cũng không giảm đi. Tôi không tin rằng đó là cá thần, nhưng sau nhiều năm sang cho đàn cá này ăn, tôi thấy chúng có rất nhiều biểu hiện khác thường và bí ẩn”, bà Hiệp khẳng định.

Hiện, nơi có giếng thần thuộc quyền sở hữu của một phụ nữ ở Hà Nội. Mặc dù người chủ mới đã mua mảnh đất này được gần 20 năm nhưng cũng chỉ dám làm hàng rào xung quanh để bảo vệ giếng thần, chứ chưa dám xây dựng gì. Và người này vẫn giữ nguyên hiện trạng cái giếng và ngôi miếu do người chủ cũ để lại.

Theo VTC

NgoiSao.net

bí ẩn, giếng thiêng, tên nhạy cảm, làng Nghe, xã Vân Hòa, Ba Vì, Hà Nội - Giếng thiêng có hình dáng nhạy cảm ở Ba Vì


      © 2021 FAP
        1,356,593       584