Thời cuộc

Hai mẹ con cưới chung một chồng

Mẹ của Orola Dalbot tái giá cách đây 27 năm, khi cô mới 3 tuổi. Tuy nhiên, Orola không ngờ mình cũng trở thành vợ của bố dượng kể từ lúc đó.

husband-5269-1433477419.jpg

Orola Dalbot (trái) đứng cạnh ông Noten, chồng cô và cũng là chồng của mẹ cô (phải). Ảnh: Marieclaire.com

Orola Dalbot luôn thấy ngưỡng mộ cha dượng mình là anh Noten. Mẹ cô kết hôn với người đàn ông này sau khi bố đẻ Orola qua đời năm cô mới 3 tuổi. Cô gái hiện 30 tuổi này nghĩ rằng Noten khá bảnh trai và có nụ cười tươi. Tuy nhiên cô không hề biết rằng bản thân mình cũng đã trở thành vợ anh ta vào cái ngày mẹ cô tái giá. 

Orola từng hy vọng một ngày nào đó cô sẽ quen người đàn ông giống bố dượng. Mãi đến khi bắt đầu dậy thì, Orola mới phát hiện ra Noten không chỉ là chồng của mẹ mà cũng là chồng mình. Hủ tục này đã được duy trì lâu đời bởi tộc người Matrilineal Mandi ở Bangladesh.

Tục lệ này quy định một phụ nữ muốn tái giá thì phải cưới người đàn ông ngay trong bộ tộc mình. Tuy nhiên phần lớn đàn ông Mandi chưa kết hôn đều là trai trẻ, vì vậy nếu muốn tái hôn với một trong số họ, bà mẹ phải gả cả con gái cho anh ta, như một phần quà bù đắp.

Orola nói với The Guardian rằng khi biết tin, cô đã rất hoảng sợ. "Tôi chỉ muốn có một người chồng giống như Noten mà thôi", cô nói.

Là một tục lệ của cả bộ tộc nhưng điều này không hề được bàn tán công khai. "Nhiều năm qua, tôi muốn nói với ai đó về chuyện này vì thấy mình quá đơn độc. Nhưng mọi người đều lảng tránh nó", Orola cho biết. 

Và mọi việc trong nhà trở nên khó chịu do cả mẹ và con gái đều ngủ chung với một người chồng. "Mối quan hệ trở nên căng thẳng từ khi Noten ngủ với tôi. Năm tôi 15 tuổi, mẹ đẩy tôi nằm xuống giường cạnh Noten để chính thức hóa cuộc hôn nhân này. Nhưng anh ấy nhanh chóng thích ngủ với tôi hơn với mẹ", Orola kể. 

Cũng từ đó, tình cảm của hai mẹ con bị rạn nứt và bắt đầu xảy ra cạnh tranh. 

Mẹ Orola là bà Mittamoni cảm thấy cuộc hôn nhân này là rất cần thiết để cả gia đình cùng tồn tại. Người đàn ông đóng vai trò tối quan trọng trong nhà, đảm nhiệm chuyện thu hoạch mùa màng, nguồn thu nhập chính của cả gia đình. 

Hiện tại Orola đã sinh cho chồng, cũng là bố dượng mình, 3 đứa con. 

Khi câu chuyện về hoàn cảnh sống phức tạp của Orola được chia sẻ trên báo chí, nhiều người đang kêu gọi người đứng đầu bộ tộc Matrilineal Mandi nên bãi bỏ hủ tục trên. 

Hướng Dương

NgoiSao.net

Hai mẹ con cưới chung một chồng - Ngôi sao


      © 2021 FAP
        1,339,548       678