Răng nhạy cảm (răng ê buốt) là cách gọi thông thường của tình trạng quá cảm ngà hoặc triệu chứng ê buốt chân răng. Hiện tượng này đang diễn ra khá phổ biến.
Theo báo cáo kiểm tra sức khỏe của Công ty Nghiên cứu thị trường Ipsos công bố tháng 8/2014, có hơn 50% người Việt đã và đang phải đối mặt với tình trạng răng nhạy cảm. Tuy không gây ra nhiều đau đớn nhưng răng nhạy cảm thực sự gây khó chịu đối với những người mắc phải. Nó ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống. 29% trong số những người gặp tình trạng này cho rằng bệnh sẽ tự khỏi mà không cần tìm giải pháp chữa trị. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên tình trạng răng ê buốt.
Nếu bạn ăn chua, lạnh, nóng mà cảm thấy ê buốt răng tức là bạn đang gặp tình trạng răng nhạy cảm. |
Thức ăn hoặc thức uống chứa nhiều acid, thực phẩm cứng
Acid trong các loại đồ uống như soda, nước ngọt… là thủ phạm chính làm mòn men răng. Các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao cũng sẽ kích thích sự phát triển của các vi khuẩn trong miệng, làm xói mòn men răng, gia tăng sự nhạy cảm. Khi men răng bị mòn, các kích thích tố như lạnh, nóng, chua, ngọt gặp phải khi ăn uống sẽ làm chuyển động dịch trong ống ngà dây thần kinh và gây ra chứng ê buốt. Đó là lý do nhiều người bị chứng ê răng thường phải kiêng khem những đồ ăn mình yêu thích.
Chải răng quá mạnh hoặc dùng bàn chải có lông quá cứng
Nhiều nha sĩ cho rằng bên cạnh lý do từ thực phẩm, kỹ thuật đánh răng cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng răng nhạy cảm. Đánh răng mạnh sẽ gây mòn, khi đó các kích thích nóng, lạnh, chua trở thành tác nhân gây ê buốt. Vì thế, nên lựa chọn bàn chải mềm, chuyên dụng cho răng nhạy cảm, đồng thời luyện tập thói quen đánh răng đúng cách.
Bàn chải lông cứng là một trong những nguyên nhân khiến răng nhạy cảm. |
Bỏ qua triệu chứng của các bệnh về răng miệng
Một số bệnh răng miệng có thể gây ra triệu chứng ê răng, như hiện tượng tụt nướu hoặc bệnh nha chu làm ngà răng bị lộ ra. Các bệnh và thói quen xấu khác như nghiến răng, viêm nướu, nhiều cao răng, răng nứt… khiến cảm giác buốt răng chỉ xuất hiện thoáng qua rồi biến mất. Do vậy chúng ta thường lờ đi khi gặp triệu chứng nhỏ này. Để giảm thiểu tình trạng răng nhạy cảm, bạn nên khám răng định kì để được tư vấn phù hợp.
Tẩy trắng răng không đúng cách
Tẩy trắng răng sẽ mang lại sự sáng bóng. Tuy nhiên, những phương pháp và thao tác không đúng kỹ thuật, sẽ làm răng trở nên nhạy cảm sau khi tẩy trắng. Tình trạng này gặp phải đối với những trường hợp làm trắng răng không đúng quy trình hay nồng độ vượt quá mức cho phép, làm tụt nướu và răng mất lớp bảo vệ bề mặt. Vì thế, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định tẩy trắng răng, cũng như lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín.
Trên đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng răng nhạy cảm. Tuy nhiên, thay vì từ bỏ những món ăn yêu thích làm ê buốt răng, bạn nên chủ động tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia nha khoa để ngăn ngừa tình trạng này. Để có thêm những thông tin hữu ích, bạn có thể tham gia "Tháng chăm sóc răng ê buốt" do Sensodyne tài trợ tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội hoặc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương 201A Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP HCM. Thời gian diễn ra chương trình từ 6/4 đến 6/5.
Tham gia sự kiện, khách hàng sẽ được nhận quà tặng gồm một tuýp kem đánh răng mẫu Sensodyne 25gram cùng Cẩm nang chăm sóc răng ê buốt để bảo vệ răng miệng. Bạn cũng có thể kiểm tra tình hình răng ê buốt sơ bộ qua công cụ kiểm tra trực tuyến tại đây.
(Nguồn: Sensodyne)
Nguyên nhân của răng nhạy cảm - Ngôi sao