Thời cuộc

Tỏi đen có tác dụng ức chế tế bào ung thư

Tỏi đen có thể ăn trực tiếp, xay lấy nước hoặc ngâm rượu, giúp chống oxy hóa và ngăn ngừa đáng kể sự phát triển tế bào ung thư.

Vài năm trở lại đây, tỏi đen được nhiều người biết tới với công dụng thần kỳ đối với sức khỏe, nhờ hàm lượng chất dinh dưỡng cao gấp nhiều lần so với tỏi thông thường, trong đó các chất có đặc tính phòng chống ung thư và chống oxi hóa là nổi bật nhất. Sản phẩm này được các chị em mách nhau mua trên một số kênh bán hàng trực tuyến qua mạng hoặc các cửa hàng nhỏ lẻ ở các thành phố lớn thời gian gần đây.

Tỏi đen thực chất là sản phẩm lên men từ tỏi tươi ở điều kiện thích hợp, có màu đen, dẻo, hầu như không còn mùi khó chịu và có vị ngọt giống như các loại trái cây. Khi ăn, người dùng chỉ cần bóc lớp vỏ ngoài là có thể ăn được. Tỏi đen có thể bảo quản trong thời gian lâu hơn so với tỏi thông thường.

toi_1407950784.jpg

Tỏi đen có hàm lượng chất dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng cao. Ảnh: Marycrimmins

Ngoài sản phẩm sau khi lên men, tỏi đen còn được chế biến thành nước uống, cao đặc, mặt nạ chăm sóc da, viên nang mềm... khá phổ biến ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ... nhưng có giá thành khá cao. Về Việt Nam, tỏi đen đa phần phải xách tay với số lượng hạn chế. Trong một năm trở lại đây, một số cơ sở trong nước đã sản xuất thành công sản phẩm này.

Tác dụng của tỏi đen

Sở dĩ có giá thành cao như vậy vì tỏi đen có số lượng và hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn tỏi thường, vốn là thành quả của việc lên men. Về cơ bản, tỏi đen có tác dụng lớn trong việc chống oxy hóa, bào vệ cơ tạo máu, cơ quan miễn dịch cao hơn so với tỏi tươi. Đặc biệt tỏi đen có tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư người tốt hơn tỏi tươi như ung thư đại tràng, ung thư vú.

toi1.jpg

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, dịch chiết từ sản phẩm này có hiệu lực mạnh, kháng lại các tế bào khối u. Cơ chế tác dụng của tỏi đen không phải bằng cách trực tiếp gây độc tế bào này mà thông qua con đường kích thích miễn dịch, loại trừ khả năng di căn của các tế bào khối u. 

Đặc biệt, tỏi đen giàu hàm lượng hoạt chất SAC, làm giảm sự phát sinh của khối u ruột kết và các tụ điểm ẩn khác thường - những dấu hiệu lâm sàng sớm nhất của ung thư ruột kết. Sau khi chế biến, hàm lượng SAC sau 40 ngày cao gấp 8 lần so với tỏi thông thường.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỏi đen có hiệu lực hóa liệu dự phòng đối với các tác nhân gây ung thư bằng cách ức chế sự nhân lên của tế bào khối u.

Ngoài tác dụng ngăn ngừa ung thư, tỏi đen còn cho thấy, sau khi lên men, thành phần hóa học chúng đã thay đổi đáng kể, đặc biệt là các chất có hoạt tính chống oxy hóa mạnh. Hiệu lực chống oxi hóa được chứng minh là tăng đến gấp 25 lần so với tỏi tươi. Hoạt tính này bao hàm cả việc bảo vệ DNA khỏi sự phá hủy của các dạng oxi hoạt động, vốn là tác nhân chủ yếu làm phát sinh ung thư.

So với tỏi trước khi lên men, hàm lượng đường tổng tăng 1,5 lần. Điều này giải thích vì sao tỏi đen có vị ngọt. Chúng điều hòa đường huyết bằng cơ chế khá phức tạp, nhưng không gây ảnh hưởng đối với mức đường huyết bình thường. Các acid amin trong tỏi đen cũng có tác dụng trên đường huyết: glycine hạ đường huyết, phòng và điều trị đái tháo đường; kích thích bài tiết insulin, điều hòa đường huyết.

Các chất dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể và giúp cải thiện hoạt động chức năng có trong tỏi đen cũng cao hơn tỏi thông thường. Các acid amin đã tăng đáng kể sau quá trình chế biến. Từ tỏi đen, các nhà khoa học cũng có thể bảo chế ra nhiều loại thuốc, thực phẩm chức năng có giá trị tốt.

toi.jpg

Cách chế biến tỏi đen

Ăn trực tiếp

Cách tốt nhất là ăn sống tỏi đen, bằng cách bóc vỏ ăn trực tiếp hoặc chế biến các món ăn tùy theo khẩu vị. Tuy nhiên, nhà sản xuất khuyên người sử dụng nên ăn trực tiếp tỏi đen nguyên tép mà không phải dùng làm gia vị cho các bữa ăn. Bởi sử dụng tỏi đen nguyên củ sẽ cho chất lượng tốt nhất, tỏi không bị phản ứng với một số loại thức ăn khi trộn chúng cùng nhau. Điều này giúp tỏi đen phát huy tối đa được những tác dụng.

Hàm lượng sử dụng 3-5 g một ngày, tương đương 3-5 tép tỏi mỗi ngày. Người già chỉ nên dùng 1-2 tép mỗi ngày.

Ngâm rượu

Ngoài cách ăn trực tiếp bạn có thể sử dụng tỏi đen để ngâm rượu uống. Với cách này, tỏi phát huy tới 90% tác dụng của nó. Tùy vào khẩu vị, nhu cầu và lượng rượu/tỏi được ngâm, bạn cân nhắc liều dùng phù hợp với mình.

Ép lấy nước

Bạn cũng có thể chế biến tỏi đen bằng cách cho vào máy xay sinh tố để thay đổi cách ăn cho phong phú, đỡ chán. Đây cũng là cách giảm bớt mùi tỏi khi ăn. Bạn nên cho 3-5g mỗi lần, cho thêm một chút nước ấm, sau đó bảo quản trong tủ mát để sử dụng dần. Các làm này được áp dụng tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Người ta ép sẵn nước ép tỏi đen sử dụng hàng ngày, rất tiện lợi. 

toi2.jpg

Công nghệ chế biến tỏi đen ở Học viện Quân y.

Giá bán tỏi đen

Ở Việt Nam, Học viện Quân y là đơn vị đầu tiên trong cả nước nghiên cứu thành công lên men tỏi đen từ nguồn tỏi Việt Nam ( tỏi Lý Sơn, tỏi Phan Rang, tỏi Hải Dương, Bắc Giang...), đã xây dựng được quy trình lên men quy mô 1000-2000kg/mẻ, bào chế được các phẩm như: viên nang mềm tỏi đen - sâm ngọc linh, viên nang cứng tỏi đen, cao tỏi đen... Hiện giá tỏi đen Nhật Bản khoảng 3-4 triệu đồng một kg, trong khi tỏi đen sản xuất nội địa có giá khoảng từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng mỗi kg. 

SuZi Nguyễn tổng hợp

NgoiSao.net

Tỏi đen có tác dụng ức chế tế bào ung thư - Ngôi sao


      © 2021 FAP
        1,370,840       519