Thời cuộc

Để con háo hức mong Tết

Các mẹ có thể cùng con chuẩn bị thịt kho trứng, thịt đông, củ kiệu, gói bánh chưng... sẽ giúp con thêm yêu không khí Tết cổ truyền.

Trong ký ức của những người đã ở tuổi làm cha, làm mẹ, Tết luôn gắn liền với tiếng cười và niềm háo hức, hân hoan được phụ cha mẹ, ông bà các việc chuẩn bị cho ngày Tết. Các bé trai phụ ba đánh lại véc-ni những bộ giường tủ gỗ, phụ ông sơn cánh cửa, hay lau dọn bàn thờ. Các bé gái tíu tít đi chợ Tết với mẹ, về chưng mâm ngũ quả, làm củ kiệu, dưa món, làm đủ món bánh mứt mà mới nhìn thôi đã thấy thèm.

1-1-4436-1390550867.jpg

Tết gắn liền với nụ cười háo hức được phụ giúp cha mẹ các việc chuẩn bị cho ngày Tết.

Không khí gia đình những ngày giáp Tết của "Tết xưa" lúc nào cũng hối hả và đầy ắp tiếng cười. Trẻ nhỏ, sau một hồi phụ giúp việc nhà, tay chân quần áo lấm lem, duy chỉ có đôi mắt là sáng lên và nụ cười toe toét trên môi.

Với “Tết nay”, không khí Tết - nhất là ở các thành phố lớn có nhiều thay đổi. Bố mẹ bận việc ở chỗ làm đến tận 28 tháng Chạp nên nhà cửa nhiều khi đến ngày đó vẫn giống hệt ngày thường. Bánh mứt, mai đào đều được mẹ mua từ siêu thị, hay gọi điện đặt sẵn các cửa hàng. Thậm chí, nhiều gia đình chẳng đủ thời gian để tổng vệ sinh nên gọi luôn dịch vụ dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa sát ngày Tết đến.

2-3478-1390550867.jpg

Đếm ngược thời gian, mẹ vẫn còn khoảng một tuần lễ để cùng con trải nghiệm các phong tục của Tết cổ truyền.

Nhà sử học Dương Trung Quốc từng nhắn nhủ với các bậc cha mẹ không nên bỏ lỡ cơ hội cho trẻ trải nghiệm các phong tục Tết, bởi mỗi phong tục đều gắn liền với những bài học đầy tính nhân văn. Tưởng chỉ là cho trẻ chơi, song thật ra khi con cùng thả cá chép xuống sông, trẻ sẽ ý thức sống tốt, học ngoan để ông Táo “mách” với Ngọc Hoàng. Càng được trải nghiệm các phong tục Tết, cùng tham gia gói bánh, chưng mâm ngũ quả..., trẻ càng trở nên năng động, khéo léo, nhanh nhạy và càng ngoan ngoãn, nên người.

Đếm ngược thời gian, mẹ vẫn còn khoảng một tuần lễ để cùng con trải nghiệm các phong tục của Tết cổ truyền. Chẳng hạn như 23 tháng Chạp, mẹ có thể cho bé cùng dọn nhà bếp, giải thích cho con về sự tích Táo Quân, nếu có điều kiện thì đưa bé đi mua cá chép, thả cá xuống sông. Ngày 25-26 tháng Chạp, có thể hướng dẫn con cùng mẹ vào bếp, chuẩn bị vài món ăn cổ truyền ngày Tết như thịt kho trứng, thịt đông, củ kiệu… Nếu có thời gian, mẹ còn có thể cho bé thử gói vài chiếc bánh chưng bé xíu.

3-6479-1390550867.jpg

Để con có những ký ức đẹp về Tết, thêm yêu thương, gắn bó với gia đình là món quà mà cha mẹ dành cho con.

Những phong tục không tốn nhiều thời gian và không đòi hỏi chuẩn bị cầu kỳ như trang trí cành mai – cành đào, khai bút đầu năm, chúc Tết ông bà, cha mẹ...,  bố mẹ càng nên duy trì. Cha mẹ cũng nên dành thời gian trả lời các câu hỏi của trẻ, giải thích cho con rõ ý nghĩa của từng phong tục.

Cho con trải nghiệm Tết có thể bắt đầu từ những việc rất đơn giản như cho con nhặt lá mai, rửa lá dong, lá chuối, khai bút đầu xuân... để Tết của con thêm trọn vẹn dù tay con có chút lấm lem hay quần áo vấy bẩn. Xuân Giáp Ngọ này, các mẹ hãy cùng Omo cho con yêu thêm giá trị Tết, lấm bẩn lại càng hay. Mẹ hãy cùng bé vào trang web Tết 2014 của Omo để tìm hiểu về các phong tục Tết và rinh những phần thưởng hấp dẫn.

Phương Thảo

NgoiSao.net

Để con háo hức mong Tết - Ngôi sao


      © 2021 FAP
        1,173,770       341