Chuyện lạ

Kỳ bí những chiếc giếng hình bàn chân

Hội làng 2 năm trước, khi kiệu Thánh đến giếng thì không đi tiếp được. Dân làng phải lập bàn thờ ở sân nhà thì sau đó kiệu lại tiếp tục đi quanh làng.

Ở xóm Mát (thôn Yên Duyệt, xã Tốt Động, huyện Chương Mỹ - Hà Nội), có một chiếc “giếng bàn chân” từ rất lâu đời, không ai biết có từ bao giờ. Những người cao niên ở đây kể lại rằng, xưa kia đất đai rất khô cằn, người dân thường hứng chịu những hạn hán, mất mùa. Những lần ấy, họ lại cầu trời mong mưa thuận, gió hòa, có nước sinh sống. Những lời thỉnh cầu đã lay động... một vị Thánh trên trời. Vị thánh này xuống làng và từ đó nơi đây hình thành một giếng nước lớn. Nước trong, mát lạnh, mát lạnh từ dưới đất phun lên khiến dân làng vui sướng hò reo. Khi vị Thánh bay về trời, người dân mới nhận ra chiếc giếng ấy in hình bàn chân của Thánh.

IMG-3756-1.jpg

Giếng hình bàn chân xóm Mát xã Tốt Động huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

IMG-3795-1.jpg

Dưới giếng là đá ong tự nhiên.

Giờ giếng nước vẫn trong vắt, miệng giếng hình bàn chân, dưới lòng giếng là lớp đá ong có hình lòng chảo. Đây là đá ong thiên tạo chứ không như các giếng đào khác. Đến nay dân làng vẫn có thói quen ra giếng lấy nước về nấu trà xanh. Trà xanh pha bằng nước giếng đun sôi có màu xanh, uống ngọt.

Ông Cổ 60 tuổi người ở làng từ bé cho biết:" Từ khi tôi sinh ra đã có giếng và dùng nước giếng để ăn và sinh hoạt. Từ thời bố tôi đã có lệ là đêm giao thừa ra giếng lấy nước về để cúng và đổ đầy các chum, chậu trong nhà cầu mong sung túc cả năm. Năm tôi 14 tuổi ra giếng múc nước, vì giếng luôn đầy không phải dùng gàu kéo mà chỉ cần cúi xuống múc nên do sơ xuất tôi ngã xuống giếng, may có người gần đó dùng sào tre cứu được. Nhưng nước chui vào tai làm ù nên bây giờ tôi vẫn hơi bị nặng tại khó nghe".

IMG-3796-1.jpg

Không biết từ bao giờ, ở gần “giếng bàn chân” khổng lồ có hai chậu đá hình vuông để người dân làm nơi rửa rau, vo gạo, giặt giũ. Giờ để trồng hoa.

Cách xóm Mát khoảng 1 km là xóm Tròn. Tại đây có một chiếc giếng cũng khá kỳ thú. Miệng giếng đã bị che đi một nửa do dự án mở rộng đường làng. Giếng giờ chỉ còn một nửa nằm sau tường thuộc nhà anh Hùng, người được làng giao cho nhiệm vụ trông nom giếng trong sân nhà. Tuy miệng giếng tròn nhưng lòng giếng lại có hình bàn chân và đây cũng là loại giếng tự nhiên chứ không phải do con người tạo ra. Lòng giếng là đá ong và hiện nước trong nhìn thấy đáy.

IMG-3948-1.jpg

Miệng giếng xòm Tròn giờ chỉ còn một nửa vì phần còn lại đã bị che đi để làm đường làng.

IMG-3939-1.jpg

Lòng giếng xóm tròn cũng có hình bàn chân. 

Ông Nguyễn Hữu Sản nguyên bí thư xã Tốt Động, người sống gần giếng, cho biết: "Năm 2004 khi có kế hoạch làm đường làng đã có ý định lấp giếng nhưng các cụ cao niên không cho phép và nói rõ: "Lấp giếng thì cả làng sống không được yên". Sau cùng, giếng chỉ bị che đi một nửa. Cả xóm Tròn hiện vẫn truyền miệng nhau câu chuyện lạ kỳ, đó là dịp hội làng cách đây 2 năm, khi đó kiệu Thánh đi qua giếng không hiểu sao không đi tiếp được. Sau đó dân làng cùng gia chủ nhà có giếng lập bàn thờ tại sân nhà để cúng thánh. Cúng xong thì kiệu Thánh lại tiếp tục đi quanh làng.

Bài và ảnh: Lê Bích

NgoiSao.net

Kỳ bí những chiếc giếng hình bàn chân - Ngôi sao


      © 2021 FAP
        1,195,878       671