Chuyện lạ

Chợ đánh nhau cầu may đầu năm

Cứ mùng 6 tháng Giêng hàng năm, hàng nghìn người dân lại kéo về chợ Chuộng (Thanh Hóa) để mua may, bán rủi và đặc biệt để... đánh nhau cầu may.

Ngan-nguoi-3320-1391584203.jpg

Vào ngày mùng 6 tháng Giêng, người dân các huyện Đông Sơn, Thiệu Hóa, Triệu Sơn... ở xứ Thanh đều đón chờ một phiên chợ đặc biệt, chợ "mua may bán rủi" và "choảng nhau" cầu may. Khu đất họp chợ là một bãi đất bồi ven bờ đê sông Hoàng, thuộc thôn 5, xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn.

Thuyen-2-5191-1391584203.jpg

Từ mờ sáng, những con đường nhỏ dẫn vào chợ Chuộng đã tấp nập người ra vào, càng về trưa chợ càng đông. Người dân thường dùng xe máy, chèo thuyền...

Cau-tre-1268-1391584203.jpg

... hoặc đi bộ trên cây cầu tre bắc tạm qua con sông đào để di chuyển đến chợ.

Cu-ba-ban-ca-chua-6051-1391584203.jpg

Tại phiên chợ Chuộng, không có những thứ hàng hóa đắt đỏ mà chủ yếu là các sản vật địa phương như táo, ổi, bánh đa, bánh đúc và mấy món đồ chơi dân gian như trống bỏi, những con gà được nặn bằng đất... Cà chua là mặt hàng được bày bán nhiều nhất ở chợ Chuộng để làm "vũ khí" đánh nhau.

Thit-bo-7489-1391584203.jpg

Phiên chợ chỉ diễn ra đúng một ngày, nhưng mỗi năm ước tính có tới cả chục nghìn người tham gia. Dân trong vùng còn truyền tụng câu ca, “Chết bỏ con, bỏ cháu/ Sống không ai bỏ mùng 6 chợ Chuộng”, điều này cho thấy phiên chợ đã có lịch sử rất lâu đời và mang một ý nghĩa thiêng liêng.

Ban-rau-6744-1391584204.jpg

Rau xanh là mặt hàng rất được ưa chuộng dịp đầu năm. Tuy nhiên giá cả ở đây thường rất rẻ và người bán mua cũng không cần mặc cả.

be-gai-thich-thu-voi-mon-do-ch-7869-6140

Bé gái này tỏ ra thích thú vì lần đầu được ngắm nghĩa món đồ chơi dân gian lạ mắt.

TRong-boi-dep-7548-1391584204.jpg

Tò he, trống bỏi... là những món hàng dân gian được nhiều người yêu thích. Món hàng này do chính các nghệ nhân trong làng làm ra.

Ban-ga-con-4927-1391584204.jpg

Nhiều người dân tranh thủ mua bán cây, con giống chuẩn bị cho vụ mùa năm mới.

Banh-duc-2840-1391584204.jpg

Tương truyền, vào thời khởi nghĩa Lam Sơn, có một vị tướng đánh giặc chạy ngang qua làng thì bị kẻ địch vây bắt, hôm ấy đúng ngày mùng 6 Tết. Để tránh bị địch phát hiện, vị tướng đã huy động dân làng ra bờ sông họp chợ nhằm che mắt quân thù. Vũ khí được giấu trong những gánh quà bánh, trong nồi bánh chưng xanh...

An-banh-cuon-9620-1391584204.jpg

Sau đó, quân địch đi tới nhưng cứ nghĩ đó chỉ là một phiên chợ quê bình thường, mất cảnh giác nên khi vị tướng phát lệnh, dân làng và quân lính bất ngờ tấn công trở lại làm quân địch không kịp trở tay và bị tiêu diệt gần hết, người chết nằm như ngả rạ. Để tưởng nhớ chiến công đó, về sau cứ đến ngày mùng 6 Tết, nhân dân quanh vùng lại tụ họp về đây để ôn lại sự kiện lịch sử và cầu cho một năm mới bình an, làm ăn phát tài...

Nem-nhau-5034-1391584204.jpg

Năm nào cũng vậy, trong phiên chợ bao giờ cũng xảy ra đánh nhau nên nhiều người đã gọi trại ra thành “chợ choảng”. Vũ khí chính là những quả cà chua, quả táo... Người dân địa phương quan niệm hễ ai bị "dính đạn" càng nhiều, năm đó càng có nhiều lộc.

nem-nhau-2-6771-1391584204.jpg

Tuy nhiên, phong tục này gần đây đã bị biến tướng. Một số thanh niên, gia đình lợi dụng phong tục truyền thống để giải quyết mâu thuẫn cá nhân. Chính quyền địa phương cho biết, trước đây ở phiên chợ chỉ xảy ra vài vụ đánh nhau lẻ tẻ do mâu thuẫn của đám trai làng vì tình cảm trai gái, nhưng mấy năm gần đây nó đã thành nơi để giải quyết ân oán giữa các nhóm người ở các làng, các xã lân cận. Quanh khu chợ, nhiều đám thanh niên tụ tập mang theo vũ khí sẵn sàng lao vào ẩu đả, đánh nhau bằng dao, kiếm. Chính quyền địa phương đã rất vất vả mới có thể giữ được an ninh.

Lê Hoàng

NgoiSao.net

Chợ đánh nhau cầu may đầu năm - Ngôi sao


      © 2021 FAP
        1,161,635       1,294