Pháp luật

Cảnh sát xác minh xe không chính chủ bằng cách nào?

Cảnh sát giao thông có thể yêu cầu người đứng tên trong giấy tờ xe đến làm việc để xác minh người đang sử dụng phương tiện có "chính chủ" hay không.

canh-sat-xac-minh-xe-khong-chinh-chu-bang-cach-nao

 thiếu tướng Trần Thế Quân cho hay có nhiều cách để xác minh xe chính chủ hay không. Ảnh minh họa: Bá Đô

Ngày 1/1/2017, cảnh sát giao thông bắt đầu xử phạt việc không sang tên đổi chủ với mô tô, xe máy đã chuyển nhượng, được cho, tặng, thừa kế... theo quy định tại Nghị định 46. Tuy nhiên, cảnh sát sẽ không tự ý dừng xe để kiểm tra việc này mà chỉ xử lý kèm khi phạt vi phạm giao thông hay qua công tác quản lý hồ sơ. Trường hợp mượn xe của người khác không nằm trong diện bị phạt.

Trong nhiều câu hỏi gửi về VnExpress, đa số độc giả thắc mắc "nếu ai cũng nói là xe đi mượn" thì cảnh sát căn cứ vào đâu xác định xe đi mượn thực sự và "trốn" sang tên đổi chủ. Giải đáp điều này, thiếu tướng Trần Thế Quân (Cục phó Cục cục Pháp chế và Cải cách thủ tục Hành chính, Tư pháp - Bộ Công an) cho hay với lỗi thông thường sẽ không truy tận cùng việc chính chủ hay không.

"Với lỗi nghiêm trọng, khi bạn gây tai nạn giao thông, cảnh sát sẽ hỏi xe này của ai, giấy tờ đâu, sao lại tên người khác, lúc đó bạn phải gọi điện thoại cho người đứng tên trong đăng ký tới giải quyết", tướng Quân lấy ví dụ. Trong trường hợp này, nếu chủ xe xác nhận đang cho mượn thì cảnh sát không xử phạt. 

Trường hợp xe mua mà nói dối "đi mượn", chủ xe không tới làm việc hoặc nói đã bán lâu rồi thì việc che giấu sẽ bị lộ. "Nói chung có nhiều cách để xác minh, nếu bạn cố tình vi phạm thì cuối cùng sẽ bị phát hiện", tướng Quân nhấn mạnh

Bộ Công an khuyến cáo, xe máy là tài sản có giá trị của nhiều gia đình, người dân khi chuyển nhượng, được tặng cho... nên chuyển quyền sở hữu. Điều này sẽ tránh được phiền phức khi xảy ra tranh chấp tài sản, mất cắp, truy tìm xe tai nạn hoặc mất trộm...

Theo Thông tư 15/2014 của Bộ Công an, nếu không thực hiện sang tên đổi chủ, người đứng tên đăng ký xe phải tiếp tục chịu trách nhiệm trước pháp luật về chiếc xe đã bán, cho, tặng.

Điều này đồng nghĩa nếu có tranh chấp, điều tra, khởi tố vụ việc có liên quan đến chiếc xe đã bán, cho, tặng thì chủ xe phải chịu trách nhiệm liên đới.

Điều 30 Nghị định 46, cảnh sát giao thông sẽ phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đến 400.000 đồng với tổ chức là chủ xe môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự không làm thủ tục đăng ký sang tên (chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên mình).

Việc này áp dụng cả với diện "được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản".

Bá Đô

>>Khi nào bị phạt do đi ôtô không chính chủ?

VNExpress

Cảnh sát giao thông, xác minh, xe chính chủ, sang tên đổi chủ, Công an, vi phạm giao thông


      © 2021 FAP
        2,712,556       472