Khoa học

'Bão thần' đánh bại cuộc xâm lược của đế chế Mông Cổ

Một trận cuồng phong và bão tố dữ dội bất ngờ nổi lên giúp người Nhật thoát khỏi tình thế nguy cấp trước cuộc xâm lược của quân Mông Cổ.

bao-than-danh-bai-cuoc-xam-luoc-cua-de-che-mong-co

Cơn bão dữ dội khiến quân xâm lược Mông Cổ đại bại trước người Nhật. Ảnh minh họa: Issho Yada.

Theo Guardian, tháng 8/1281, Hốt Tất Liệt, đại hãn của đế chế Mông Cổ, phái quân xâm lược Nhật Bản. Nhưng tương tự cuộc xâm lược trước đó vào năm 1274, quân Mông Cổ một lần nữa thất bại do yếu tố thời tiết.

Đoàn quân xâm lược hùng hậu với hơn 4.000 tàu chiến và 140.000 binh sĩ, xuất phát từ Hàn Quốc và Trung Quốc. Người Nhật không thua kém về số lượng nhưng trang bị nghèo nàn hơn do quân Mông Cổ mang theo những vũ khí mới như mũi tên phát nổ và lựu đạn.

Tuy nhiên, quân Nhật vẫn siết chặt phòng thủ, khiến binh sĩ Mông Cổ không thể đánh chiếm đảo Kyushu. Trong khi hai bên đang ở thế giằng co, một cơn cuồng phong nổi lên.

Do không muốn bị mắc kẹt trên lãnh thổ của kẻ địch, quân xâm lược Mông Cổ rút về tàu và cố gắng di chuyển trong bão tố. Nhiều chiếc tàu chiến va vào nhau hoặc đâm vào mỏm đá khiến phần lớn binh lính bị chết đuối.

Tàn quân sống sót bị sóng cuốn vào bờ biển và chết dưới mũi kiếm của quân Nhật. Chỉ vài trăm tàu chiến trở về Mông Cổ an toàn, đánh dấu cuộc xâm lược thất bại hoàn toàn.

Tại Nhật Bản, cơn cuồng phong được xem như dấu hiệu của thần linh phù trợ và được đặt tên là "gió thần" hay Kamikaze trong tiếng Nhật.

Những cơn bão cấp độ mạnh rất hiếm khi xảy ra ở Kyushu. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu xem xét trầm tích ở đáy hồ trong khu vực phát hiện dấu vết của tình trạng ngập lụt nghiêm trọng vào thế kỷ 13. Bên cạnh đó, phân tích vỏ tàu chiến của quân Mông Cổ chỉ ra chất lượng sản xuất kém và không đủ chắc chắn để di chuyển trong giông bão.

Xem thêm: Rào cản ngăn vó ngựa Mông Cổ tràn vào châu Âu

Phương Hoa

VNExpress

quân Mông Cổ, Hốt Tất Liệt, đế chế Mông Cổ, xâm lược, tàu chiến


      © 2021 FAP
        532,333       914