Khoa học

Những cách thụ tinh khác thường của các loài động vật

Con đực cắn vào mình con cái lớn hơn gấp 10 nó, và dung hợp vào cơ thể con cái cho đến khi nó chỉ còn là một vật kí sinh với chức năng cung cấp tinh trùng cho trứng của con cái, là một trong số nhiều cách thụ tinh kỳ lạ của các loài động vật.

nhung-cach-thu-tinh-khac-thuong-cua-cac-loai-dong-vat

Một con cá cần câu đực (phía dưới bên phải) gắn vào một con cái. Chúng thụ tinh bên ngoài cơ thể. Ảnh: NG

Theo National Geographic, cách thụ tinh kỳ lạ trên tồn tại ở một số loài cá cần câu (Anglefish) sống dưới tầng biển sâu như loài Needlebeard Seadevil.

Nhà sinh vật học Marah J. Hardt cho biết, quá trình thụ tinh ở loài cá này không diễn ra trong cơ thể con cái mà được tiến hành trong môi trường bên ngoài, khi con đực phóng tinh trùng và con cái giải phóng trứng ra ngoài, và những trứng này sau đó được thụ tinh trong nước.

Tuy nhiên, vẫn không rõ là việc giải phóng tinh trùng được quyết định bởi cá cần câu cái hay con đực ký sinh trên cơ thể nó. Do đoạn cuối đuôi của con đực nhô cong lên gần phần giải phóng trứng của con cái, con đực có thể xuất tinh cùng thời điểm rụng trứng của con cái.

Tuy nhiên không phải mọi loài cá cần câu đều có cách duy trì nòi giống như vậy. Đối với loài Striated Frogfish, con cái và con đực sẽ tìm đến nhau vào mùa sinh sản và cùng nhau xuất tinh trùng và trứng vào trong nước. Trong khi đó, với loài cá cần câu lưng gù (Humpback anglerfish), con đực sẽ bám vào mình cái trong thời kỳ sinh sản nhưng sẽ tự nhả ra sau khi đã thụ tinh xong.

Những cách thức giao phối kỳ lạ khác

Cá cần câu không phải là loài động vật duy nhất với những cách thức giao phối đầy sáng tạo. Cá thể mực đực đưa bào tinh vào người con cái bằng một tua chuyên biệt với tên khoa học là tua giao cấu (hectocotylus) hoặc bằng dương vật dài với chức năng tương tự.

Khi đầu của xúc tu - dương vật bám vào phần đầu của các mực cái, tinh trùng sẽ được giải phóng vào cơ thể. Hành trình sau đó của tinh trùng vẫn còn là một bí ẩn, mặc dù Hardt nói rằng con cái của một số loài mực có bể chứa tinh trùng dùng để vận chuyển hoặc giữ trứng vào đó khi cần thiết.

nhung-cach-thu-tinh-khac-thuong-cua-cac-loai-dong-vat-1

Một cặp mực ống khổng lồ bơi đang giao phối trong vịnh California. Ảnh: NG

Theo nhà côn trùng học Katy Prudic ở đại học Arizona, "gậy cạo tinh trùng" của chuồn chuồn đực là một công cụ sinh sản hết sức độc đáo. Trước khi xuất tinh vào con cái, chúng dùng dương vật của mình để "cạo" tinh trùng của bất kỳ cuộc giao phối nào trước đó.

Các con bọ ve Adactylidium đực có một số phận hết sức thê thảm: chúng trở thành bố trong khi vẫn còn bên trong cơ thể của mẹ mình. Con bọ ve mẹ đẻ đến chín trứng bên trong cơ thể, và thường chỉ có một con duy nhất là đực.

Lũ bọ ve con này lớn lên bên trong và ăn thịt mẹ nó để sống. Khi trưởng thành, các con cái giao phối với con đực là anh em của chúng, rồi sau đó đục một lỗ trên xác con mẹ và chui ra ngoài, bỏ lại con đực đã chết bên trong.

Loài giun Osedax sống ở biển sâu và ăn xương cá voi tại đó. Những con giun đực nhỏ bé hơn nhiều so với con cái và sống bên trong cơ thể con cái. Trong đó, chúng xuất tinh qua đỉnh đầu của mình vào ngay gần lỗ nơi trứng của con cái được giải phóng.

Phương Chu

VNExpress

cách thụ tinh, động vật, cá cần câu Anglefish, nhà sinh vật học, Marah J. Hardt, Katy Prudic, tinh trùng, trứng, bọ ve, giun Osedax


      © 2021 FAP
        532,119       792