Các nhà khảo cổ Ai Cập tìm thấy một khối đá có thể thuộc về ngai vàng của Agamemnon, vị vua dẫn đầu đội quân Hy Lạp xâm chiếm thành Troy.
Nhà khảo cổ Christofilis Maggidis công bố phát hiện. Ảnh: AP. |
Theo IFL Science, Christofilis Maggidis, người chỉ đạo khai quật ở di chỉ khảo cổ phía nam Ai Cập, công bố phát hiện về một khối đá vôi dưới dòng suối chảy qua tàn tích cung điện của các vị vua thời Mycenae (một nền văn minh Hy Lạp cổ đại) vào đầu tuần này. Maggidis khẳng định khối đá là một phần của chiếc ngai vàng bị đổ vỡ trong một trận động đất vào năm 1200 trước Công nguyên.
Dù đá vôi được tìm thấy nhiều trên những bức tường phòng ngự của thành Troy cũng như ở lăng mộ hình tổ ong, nơi chôn cất các vị vua trị vì thành phố cổ đại, vật liệu này chưa từng được nhắc đến trong sử sách. Maggidis cho biết đây không phải là vật liệu chế tạo ngai vàng phổ biến.
Chiếc mặt nạ được cho thuộc về vua Agamemnon. Ảnh: Wikimedia. |
Theo sử thi Illiad của nhà thơ Homer, trận chiến thành Troy diễn ra vào năm 1184 TCn. Sau 10 năm chiến đấu giằng co, thành Troy thất thủ trước đội quân Hy Lạp do vua Agamemnon dẫn đầu. Di chỉ khảo cổ, nơi tìm thấy một phần ngai vàng, ở cách Athens 90 km về hướng tây nam. Từ năm 1600 đến 1100 trước Công nguyên, nơi đây là một trong những trung tâm chính của nền văn minh Hy Lạp cổ đại và có quân đội vững mạnh.
Công tác khai quật tại di chỉ bắt đầu từ năm 1841. Nhà khảo cổ Heinrich Schliemann từng phát hiện một chiếc mặt nạ dành cho người chết bằng vàng tại đây và khẳng định nó mô tả gương mặt của vua Agamemnon. Maggidis hy vọng các nhà chức trách sẽ cho phép ông quai quật sâu hơn ở dòng suối. Nếu tìm thấy những mảnh ghép khác, nhóm nghiên cứu có thể lắp chúng lại và phục chế ngai vàng.
Xem thêm: Ngai vàng của các nhà vua và vị thần
Phương Hoa
Dấu tích ngai vàng nghi của vị vua đánh bại thành Troy - VnExpress