Khoa học

Âm thanh kỳ lạ của những ngôi sao lâu đời nhất

Các nhà khoa học Anh tái tạo thành công âm thanh của một số ngôi sao lâu đời nhất trong dải Ngân Hà.

am-thanh-ky-la-cua-nhung-ngoi-sao-lau-doi-nhat

Cụm sao hình cầu Messier 4 được chụp bởi Kính viễn vọng không gian Hubble. Ảnh: NASA.

Theo Cnet, âm thanh không thể di chuyển qua khoảng chân không của không gian, nhưng một số dạng thông tin khác trong vũ trụ như sóng vô tuyến và nhiễu điện từ phát ra từ ngôi sao có thể được ghi lại và chuyển đổi thành âm thanh.

Các nhà khoa học tại Đại học Birmingham, Anh, tái tạo lại "tiếng nhạc" của một số ngôi sao lâu đời nhất trong dải Ngân Hà, nằm ở cụm sao hình cầu Messier 4 có độ tuổi khoảng 12,2 tỷ năm.

Nhóm nghiên cứu sử dụng kỹ thuật asteroseismology, tạm dịch là địa chấn sao, để tìm hiểu dao động cộng hưởng âm thanh của các ngôi sao. Những thay đổi rất nhỏ về độ sáng của ngôi sao gây ra bởi nhiệt năng được chuyển hóa thành động năng trong các xung ánh sáng. Điều này cho phép các nhà khoa học nghiên cứu cấu trúc bên trong và độ tuổi của các ngôi sao, giống như lĩnh vực địa chấn tìm hiểu cấu trúc bên trong Trái Đất.

Xem thêm: Giả thuyết Mặt Trời trộm hành tinh thứ 9 từ ngôi sao khác

Lê Hùng

VNExpress

Âm thanh kỳ lạ của những ngôi sao lâu đời nhất - VnExpress


      © 2021 FAP
        537,348       290