Khoa học

Tinh trùng khỉ đột bị bắn chết ít khả năng dùng để nhân giống

Mẫu tinh trùng thu được từ khỉ đột bị bắn chết có thể chỉ dược dùng cho mục đích nghiên cứu.

tinh-trung-khi-dot-bi-ban-chet-it-kha-nang-dung-de-nhan-giong

Khỉ đột Harambe. Ảnh: Reuters

Theo Reuters, tinh trùng của khỉ đột Harambe sẽ được bảo quản trong nitơ lỏng tại nơi lưu trữ các mẫu lấy từ khỉ đột và động vật khác, thường được gọi là "vườn thú đông lạnh". Các mẫu này có thể tồn tại hàng trăm năm, giám đốc Hiệp hội Bác sĩ Vườn thú Mỹ Robert Hilsenroth cho biết.

Tuy nhiên, các quan chức tại cơ quan Mỹ giám sát việc sinh sản của động vật vườn thú nói rằng rất ít khả năng tinh trùng của Harambe sẽ được sử dụng để nhân giống.

"Hiện giờ chúng tôi sẽ không sử dụng nó cho mục đích nhân giống", Kristen Lukas, người đứng đầu Kế hoạch Duy trì Nòi giống Khỉ đột thuộc Hiệp hội Vườn thú và Bể cá, hôm qua cho biết. "Nó sẽ lược lưu trữ trong ngân hàng để sử dụng trong tương lai hoặc cho mục đích nghiên cứu".

Bình luận này trái ngược với một tuyên bố hồi cuối tuần của giám đốc vườn thú Cincinnati Thane Maynard rằng tinh trùng của khỉ đột có thể được sử dụng để nhân giống. Khỉ đột Harambe chết khi 17 tuổi, chưa sẵn sàng để giao phối.

Hiện có 350 cá thể cùng loài với khỉ đột Harambe tại các vườn thú của Mỹ. Với số lượng này, mẫu tinh trùng từ Harambe nhiều khả năng chỉ được sử dụng trong trường hợp xuất hiện bệnh mới khiến nhiều cá thể cùng loài chết, Lukas nói.

Khỉ đột Harambe bị bắn chết vào hôm 28/5, vì vườn thú lo ngại con vật có thể giết hoặc làm bị thương bé ba tuổi rơi xuống hào nước ở khu nuôi khỉ. 

Xem thêm: Vườn thú Mỹ không hối hận vì quyết định bắn chết khỉ đột

Phương Vũ

VNExpress

Tinh trùng khỉ đột bị bắn chết ít khả năng dùng để nhân giống - VnExpress


      © 2021 FAP
        540,509       195