Sứa không có não và tim, có loài sứa chứa độc tố mạnh gấp 100 lần nọc độc rắn hổ mang nhưng cũng có loài không hề gây hại.
Sứa đã xuất hiện từ cách đây khoảng 500 triệu năm. Chúng có thể được coi là một trong những sinh vật lâu đời nhất trên Trái Đất. Ảnh: wall.alphacoders.com |
Sứa có thể thích nghi với môi trường sống từ những vùng nước nông ấm áp đến đáy biển sâu. Do đó, các loài sứa khác nhau có thể được tìm thấy ở mọi đại dương trên thế giới. Ảnh: Wikipedia |
Không phải tất cả các loài sứa đều gây ra các vết chích đau đớn và có độc gây nguy hiểm. Hồ sứa ở Palau là nơi chứa hàng triệu con sứa không hề độc hại. Ảnh: Caters |
Các tế bào chích (cắn) ở sứa được gọi là nematocyst. Các tế bào này đều rất nhỏ và có độc. Một số loài sứa có đến hàng triệu nematocyst trong xúc tu, được sử dụng khi sứa bắt mồi. Khi bị sứa cắn, các độc tố này sẽ ngấm qua da người. Ảnh: bigpicture.in |
Nọc sứa hộp được coi là nguy hiểm nhất thế giới. Độc tố của nó tấn công tim, hệ thần kinh và các tế bào da. Khi bị sứa cắn, nạn nhân sẽ đau đớn, chết đuối, bị sốc hoặc chết vì suy tim. Ảnh: National Geographic |
Sứa không có não, xương và tim. Chúng thuộc loài động vật không xương sống, có họ hàng với hải quỳ và san hô. Ảnh: credomag.com |
Sứa bờm sư tử là loài sứa lớn nhất thế giới. Một con sứa này có đường kính trung bình khoảng 2,5 m. Con sứa bờm sư tử lớn nhất từng được ghi nhận có xúc tu vươn dài 36,5 m. Ảnh: Thinkstock |
Loài sứa nhỏ nhất thế giới có tên gọi là Irukandji hay còn được gọi là Common Kingslayer. Nọc độc từ loài sứa này mạnh gấp 100 lần nọc độc của rắn hổ mang và gấp 1.000 lần nọc độc của nhện đen lớn tarantula. Ảnh: Wikipedia |
Sứa hộp có đến 24 mắt, nhóm lại thành 6 cụm nhỏ. Ảnh: life-sea.blogspot.com |
Sứa có tên khoa học là Turritopsis dohrnii còn được gọi là sứa bất tử. Loài sứa này có thể quay ngược vòng đời từ khi trưởng thành trở lại thời kỳ sinh vật đơn bào và tiếp tục phát triển. Ảnh: mnn.com |
Thùy Linh (Theo Huffington Post)
Những điều chưa biết về sứa - VnExpress