Thế giới

Ai chịu trách nhiệm thực thi lệnh ngừng bắn ở Syria?

TTO - Nga và Syria tiếp tục tranh cãi với Mỹ và đồng minh xung quanh trách nhiệm cho việc lệnh ngừng bắn ở Syria bị vi phạm.

Ai chịu trách nhiệm thực thi lệnh ngừng bắn ở Syria? - Ảnh 1.

Dân quân địa phương giúp một người đàn ông trong đống đổ nát ở quận Douma, đông Ghouta ngày 22-2 - Ảnh: REUTERS

Cuộc chiến dài 6 năm tại Syria chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Các phái đoàn cứu trợ nhân đạo của Liên Hiệp Quốc đang rải đến 10 địa điểm, bao gồm khu vực bị vây hãm phía đông Ghouta, gần thủ đô Damascus của Syria.

Không bom đạn thì cũng chết đói

Tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ (HĐBA) ngày 28-2 (giờ địa phương), bốn ngày sau khi các bên liên quan chấp thuận một lệnh ngừng bắn "ngay lập tức", tranh cãi tiếp tục nổ ra.

Lệnh ngưng bắn ấy kéo dài 30 ngày ở Syria, nhằm giúp các chuyến cứu trợ nhân đạo được thực hiện, cũng như việc sơ tán người dân và những người bị thương. Tuy nhiên bom đạn đã không ngừng rơi.

Người phụ trách nhân đạo của LHQ, ông Mark Lowcock hỏi các thành viên HĐBA: "Khi nào thì giải pháp của các anh được thực thi đây?". Trong khi đó người phụ trách chính trị của LHQ, ông Jeffrey Feltman kêu gọi 192 thành viên LHQ "sử dụng tầm ảnh hưởng của mình trong liên minh để đảm bảo chấm dứt tình trạng thù địch", theo hãng tin AP.

Trong vài ngày qua, khu vực Ghouta trở thành tâm điểm của cuộc nội chiến tại Syria. Thậm chí như báo Atlantic (Mỹ) còn đặt câu hỏi: liệu Ghouta lúc này còn tệ hơn cả Aleppo - thành phố giao tranh ác liệt nhất trong nội chiến Syria trước đây hay không?

Ai chịu trách nhiệm thực thi lệnh ngừng bắn ở Syria? - Ảnh 2.

Một cư dân ở đông Ghouta trong ảnh chụp ngày 27-2 - Ảnh: REUTERS

Theo lời ông Lowcock, các đoàn viện trợ đang tiến về 10 địa điểm bị vây hãm, với 45 xe tải chở hàng viện trợ cho 90.000 người tại quận Douma, vùng đông Ghouta.

Kể từ ngày 18-2, đã có hơn 580 người chết và hơn 1.000 người bị thương trong các cuộc không kích và càn quét ở Ghouta, nơi có dân số khoảng 400.000 người.

Điều đáng nói, nếu không phải chết vì bom rơi đạn lạc, khu vực Ghouta gần Damascus cũng đang cạn kiệt hi vọng vì chiến sự, do người dân thiếu thốn lương thực và trước sau gì cũng… chết.

Ngưng bắn 5 tiếng hay ngưng hẳn?

Hôm 27-2, Nga yêu cầu một khoảng thời gian ngừng bắn 5 tiếng mỗi ngày để hỗ trợ nhân đạo và sơ tán, nhưng không ai chịu bỏ đi, còn các đoàn viện trợ lại không thấy đâu.

Tại cuộc họp ngày 28-2, Nga yêu cầu các thành viên HĐBA ủng hộ một tuyên bố của chính quyền Syria rằng tất cả các nước phải đảm bảo những nhóm vũ trang mà họ chống lưng sẽ ủng hộ việc viện trợ của Nga.

Tuy nhiên theo lời một nhà ngoại giao, Mỹ và các nước phương Tây khác đã bác bỏ yêu cầu ấy, vì nó không phải điều khoản thuộc bộ giải pháp mà HĐBA đã thông qua.

Bà Kelley Currie, đại diện của Mỹ tại Hội đồng kinh tế và xã hội của LHQ, gọi giải pháp "5 giờ tạm ngưng" của Nga là một yêu cầu tàn nhẫn, trắng trợn và ngạo mạn đối với kế hoạch ngừng bắn 30 ngày đã thống nhất.

Ai chịu trách nhiệm thực thi lệnh ngừng bắn ở Syria? - Ảnh 3.

Khói bốc lên tại khu vực bị vây hãm ở đông Ghouta, ngoại ô thủ đô Damascus của Syria - Ảnh: REUTERS

Bà Currie đáp trả: "Nga không được tự ý viết lại điều khoản nghị quyết mà họ đã đàm phán và bỏ phiếu. Nga, Iran và chính quyền al-Assad (Tổng thống Syria) thậm chí còn không cố gắng che giấu ý định của mình nữa. Họ yêu cầu người dân rời khỏi đông Ghouta, dùng nó như một tiền đề giả mạo để sau đó họ tấn công bất kỳ ai còn đang ở lại".

Các quốc gia như Thụy Điển, Anh, Pháp và Hà Lan cũng đều khẳng định một lệnh tạm ngưng bắn 5 giờ mỗi ngày là "không đáp ứng yêu cầu của nghị quyết HĐBA".

Đáp lại, đại diện thường trực của Nga tại LHQ, ông Vassily Nebenzia nhắn lại rằng nghị quyết của HĐBA có yêu cầu tất cả các bên "tham gia lập tức vào việc đảm bảo thực thi đầy đủ, toàn diện" lệnh ngưng bắn, và "nhấn mạnh tính cần thiết đối với việc các bên đồng ý những lệnh ngưng bắn và tạm ngưng để hỗ trợ nhân đạo". Như vậy, hai chữ "tạm ngưng" ở đây cũng đồng nghĩa Nga không sai khi yêu cầu 5 giờ tạm ngưng cho các hoạt động nhân đạo!

Lệnh ngừng bắn ở Syria: có cũng như không

TTO - "Khoảng dừng nhân đạo" năm giờ mỗi ngày do Nga đề xuất đã bắt đầu có hiệu lực tại Syria từ ngày 27-2 nhưng đạn pháo vẫn rót xuống các hành lang nhân đạo.

Tuổi trẻ

      © 2021 FAP
        219,125       1,079