Du lịch

Đi du lịch nhớ gìn giữ môi trường biển

TTO - Bằng những hành động nhỏ như không dùng ống hút nhựa, dùng túi giấy hoặc vải thay vì túi nilon, bạn góp phần bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp ngay cả đang ăn chơi, nhảy múa trong kỳ nghỉ của mình.

Không dùng ống hút nhựa

Đi du lịch nhớ gìn giữ môi trường biển - Ảnh 1.

Ảnh: Strawesome

Mỗi ngày có hàng trăm triệu ống hút bằng nhựa được sử dụng sau đó vứt đi.

Giống như các chất thải bằng nhựa khác, những ống hút nhựa bị ném xuống đất, hoặc vứt xuống sông suối rồi chảy theo dòng nước đổ ra đại dương.

Lượng rác thải này ảnh hưởng nghiêm trọng và đe dọa đến cuộc sống của hàng trăm nghìn loài sinh vật biển.

Không vứt vỏ chai, hộp bằng nhựa bừa bãi

Đi du lịch nhớ gìn giữ môi trường biển - Ảnh 2.

Ảnh: American Disposal

Mua một chai nước hoặc đồ uống nhẹ rất dễ dàng, đặc biệt khi đi du lịch. Những thứ này thường được đựng trong các chai, lon, cốc được chế tạo từ nhựa dùng một lần.

Nhưng hãy xem xét tác động của chúng đến môi trường xung quanh ta: bắt đầu từ khâu sản xuất, đóng gói, vận chuyển, làm lạnh, sử dụng và vứt bỏ, việc dùng nước đóng trong chai nhựa dùng một lần phát sinh khí thải nhà kính gấp hàng trăm lần so với nước máy.

Từ đó góp phần thay đổi khí hậu trên hành tinh của chúng ta.

Mỗi phút trôi qua lại có hơn một triệu chai nhựa dùng một lần được mua trên toàn thế giới. Lượng chai này khi được chôn xuống đất sẽ thải độc tố ra môi trường và có thể mất hơn 1.000 năm để phân hủy.

Nếu những chai nhựa này trôi ra đại dương, chúng có thể bị sóng đánh vỡ thành những mảnh nhỏ. Những loài sinh vật ở biển sẽ nhầm lẫn là thức ăn và nuốt vào bụng, nhưng không thể tiêu hóa và sẽ chết.

Và động vật biển không phải là những loài duy nhất bị ảnh hưởng bởi rác thải nhựa. Nếu bạn ăn cá hay chim biển, bạn cũng có thể tiêu thụ những chất dẻo này vào cơ thể.

Bằng cách mang theo một chai nước có thể tái sử dụng, bạn sẽ giúp làm giảm lượng khí thải gây hại cho môi trường và bảo vệ sinh vật biển.

Hoặc bạn nên bỏ rác đúng nơi quy định để tái chế.

Giảm việc sử dụng túi ni lông

Đi du lịch nhớ gìn giữ môi trường biển - Ảnh 3.

Ảnh: Stuff

Mỗi năm, ước tính khoảng một nghìn tỷ túi ni lông được sử dụng trên toàn thế giới, thải ra hàng tỉ kg khí CO2 vào khí quyển.

Giống như rác thải bằng nhựa và xốp, túi ni lông khi thải ra đại dương cũng làm chết hơn 100.000 động vật biển và hơn một triệu chim biển mỗi năm khi chúng nuốt vào bụng hoặc bị vướng.

Giải pháp tốt nhất để chấm dứt tình trạng này là chuyển sang dùng các loại túi vải hoặc túi giấy có thể tái chế.

Giảm việc dùng cốc giấy

Đi du lịch nhớ gìn giữ môi trường biển - Ảnh 4.

Ảnh: Escape

Loại hình "cà phê mang đi" hiện nay rất phổ biến. Ở bất cứ đâu bạn cũng có thể bắt gặp hình ảnh một du khách ở bãi biển hay người dân đi trên đường với một ly giấy trên tay.

Tuy nhiên, vấn đề là hầu hết các loại cốc này được lót bằng nhựa. Có nghĩa là không phải lúc nào chúng cũng được tái chế hiệu quả.

Thay vào đó, chúng sẽ rơi vào các bãi chôn lấp và góp phần gia tăng lượng khí thải nhà kính.

Nếu bạn không có thời gian để thưởng thức một tách cà phê trong cốc gốm của quán cà phê, hãy mua một chiếc cốc yêu thích có thể sử dụng lại được.

Và nhớ đem theo chúng bất cứ khi nào đi du lịch.

Giảm rác thải thực phẩm

Đi du lịch nhớ gìn giữ môi trường biển - Ảnh 5.

Ảnh: Secretbeachclub

Không ăn hết đồ ăn đã gọi hoặc vứt bỏ là một sự lãng phí và giống như sự thiếu tôn trọng với những người làm ra nó.

Trong khi bạn đang ăn no đủ thì ở một nơi nào đó trên Trái đất, hàng triệu người đang cầm cự qua ngày trong cơn đói khát.

Ngoài việc lãng phí thức ăn, lượng thực phẩm vứt ra ngoài môi trường cũng thải khí nhà kính làm thay đổi khí hậu.

Chỉ nên mua đủ lượng thức ăn cần dùng và sử dụng hết chúng.

Hỗ trợ tiêu diệt sao biển vương miện gai

Đi du lịch nhớ gìn giữ môi trường biển - Ảnh 6.

Ảnh: Citizens of the Great Barrier Reef

Sao biển vương miện có gai là loài động vật sống ở các rạn san hô khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Chúng gây ảnh hưởng lớn đến các loài san hô trong gần 30 năm qua.

Ước tính, tại rạn san hô Great Barrier Reef có tới hàng triệu con sao biển vương miện có gai sinh sống.

Chính phủ Australia đã phát động các chương trình hoạt động quanh năm nhằm tiêu diệt loài sinh vật này, nhưng số lượng không suy giảm nhiều.

Bạn có thể giúp đỡ bảo vệ rạn san hô lớn nhất thế giới bằng cách vừa tham gia lặn vừa bắt, tiêu diệt sao biển vương miện có gai.

Clip đại dương ô nhiễm

Nam thanh nữ tú diện quần lót đi tàu điện cho vui

TTO - Vào mỗi tháng một hàng năm, hàng chục nghìn người trên khắp thế giới lại cùng nhau diện quần lót khi đi tàu điện ngầm nhằm hưởng ứng phong trào 'Ngày không mặc quần dài'.

Đi Úc chơi mùa này ‘tan chảy’ vì nắng nóng

TTO – Trong khi người dân ở các nước như Mỹ, Canada đang trải qua mùa đông khắc nghiệt, nền nhiệt xuống thấp khiến cả thác Niagara cũng đóng băng thì ở Australia, người dân và du khách lại đang ‘tan chảy’ vì nắng nóng kỷ lục.

Tuổi trẻ

      © 2021 FAP
        8,895,069       627