Du lịch

Chiêm ngưỡng “lão thụ” vùng biên

TTO - Ngược vùng cao Tây Bắc xa xôi, dừng chân nơi phố núi Lào Cai, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cây đa cổ thụ ở cổng ngôi đền cổ, soi bóng xuống dòng sông Nậm Thi hiền hòa.

Cây đa đền Thượng là bảo vật sống miền biên cương - Ảnh: N.T.LƯỢNG

Đó là vẻ đẹp vừa cổ kính, vừa ngời lên sức sống bền bỉ nơi miền núi cao của cây đa đền Thượng (phường Lào Cai, TP Lào Cai, Lào Cai), nơi thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại vương, vị tướng đã lãnh đạo toàn dân và quân Đại Việt ba lần đánh thắng quân Nguyên - Mông xâm lược thế kỷ XIII. 

Trải qua thời gian, cây đa đền Thượng vẫn đứng vững, tỏa bóng xuống ngôi đền cổ. Cây đa đền Thượng có niên đại trên 300 năm, cao 36m, chu vi 44m và là cây đa có chu vi toàn bộ thân cây lớn nhất Việt Nam.

Điều đặc biệt, cây đa đền Thượng có một hệ thống rễ buông xuống từ trên thân cây rồi bám chặt vào lòng đất tạo cho cây có một thế đứng vững chắc, giàu sức sống, sức sinh sôi nơi miền biên cương.

Dừng chân ở cổng đền Thượng, ngước nhìn lên du khách sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của “lão thụ”.

Cây đa đền Thượng đã được công nhận cây di sản vào năm 2012, được coi là “bảo vật” của miền biên cương. 

Cây đa đền thượng có niên đại trên 300 năm ở miền biên cương - Ảnh: N.T.LƯỢNG
Bộ rễ cây đa trùm xuống mặt đất - Ảnh: N.T.LƯỢNG
Du khách tập phương đi lễ đền Thượng dưới bóng đa cổ thụ - Ảnh: N.T.LƯỢNG
Thân cành cây đa cổ thụ vươn xa tạo thành vòm cong tuyệt đẹp - Ảnh: N.T.LƯỢNG
Tỏa bóng xuống ngôi đền cổ kính nơi biên cương - Ảnh: N.T.LƯỢNG
Cổng dẫn lên đền Thượng - Ảnh: N.T.LƯỢNG
NGUYỄN THẾ LƯỢNG
Tuổi trẻ

      © 2021 FAP
        12,933,850       214