Du lịch

Mùa thu hoạch lác hè ở Càng Long

TTO - Chúng tôi men theo những con lộ nhỏ trải nhựa gần như vắng bóng xe tải, len qua những con đường thôn rợp bóng cây vườn. Rồi bỗng dưng, mở ra trước mắt là những cánh đồng lác xanh ngát...

Trên cánh đồng lác xanh ngát ở Đức Mỹ, Càng Long, Trà Vinh. Vào đến vùng nầy, tới đâu bạn cũng thấy ruộng lác chạy dài hai bên đường.
Trên cánh đồng lác xanh ngát ở Đức Mỹ, Càng Long, Trà Vinh. Vào đến vùng này, tới đâu bạn cũng thấy ruộng lác chạy dài hai bên đường - Ảnh: NGA BÍCH

Theo hướng dẫn của mấy bà con ở quê hay đi đó đi đây bán buôn, chúng tôi quyết định sẽ từ Cần Thơ qua Trà Ôn, rồi đến Trà Vinh. Sau đó qua cầu Cổ Chiên, vào Bến Tre rồi từ đó về TP.HCM. Cung đường mới này rút còn khá ngắn, lại hứa hẹn vắng xe tải, mát mẻ...

Cứ theo chỉ dẫn của dân địa phương, chúng tôi men theo những con lộ nhỏ trải nhựa gần như vắng bóng xe tải, len qua những con đường thôn rợp bóng cây vườn. Rồi bỗng dưng, mở ra trước mắt là những cánh đồng lác xanh ngát.

Những chòi dựng giữa cánh đồng đang cắt lác lộng gió, những người đàn ông cắt lác, còn phụ nữ phơi, giũ... Những bó lác xanh, ngã sang trắng ngà, cứ như nan quạt xếp cạnh nhau. Trên bờ, dưới ruộng, mênh mang lác và lác.

Hỏi thăm mới biết mình đã đi vào vùng trồng lác (cói) Càng Long - Trà Vinh.

Người dân cho biết đang thu hoạch lác vụ hè. Vài người còn hào phóng chỉ khách lữ hành: "Vào xã Đức Mỹ, huyện Càng Long, ở dó9 có tới mấy ấp làng nghề ven sông Cổ Chiên. Ngoài cánh đồng cói rộng còn có cơ sở dệt chiếu, làm hàng thủ công, xuất khẩu... Tấp nập lắm”.

Trên cánh đồng lác xanh ngát ở Đức Mỹ, Càng Long, Trà Vinh. Vào đến vùng nầy, tới đâu bạn cũng thấy ruộng lác chạy dài hai bên đường.
Trên cánh đồng lác xanh ngát ở Đức Mỹ, Càng Long, Trà Vinh - Ảnh: NGA BÍCH
Một cánh đồng lác hoang đang trổ bông. Theo chủ ruộng, do nước sâu, diện tích canh tác nhỏ, nên chủ ruộng để trống, trả trâu bò vào ăn. Thường thì lác trồng ít khi để đến lúc trổ bông, vì khi đó cọng lác sẽ xơ dòn chứ không dẻo.
Một cánh đồng lác hoang đang trổ bông. Thường lác trồng ít khi để trổ bông, vì khi đó cọng lác xơ giòn chứ không dẻo - Ảnh: NGA BÍCH

Đến Đức Mỹ thì đã vào giờ trưa, nhiều nông dân đã vào nhà nghỉ ngơi. Các điểm se lỏi cói, các máy dệt chiếu, đan thảm... cũng đã ngừng chạy.

Những người nông dân, chủ nhà miền Tây hiếu khách tiếp chúng tôi bên bình trà đá, vui vẻ: “Càng Long trồng lác lâu lắm rồi. Mới đầu chỉ là loài mọc hoang, chịu được phèn mặn. Sau được quy hoạch trồng chỗ cây lúa không phát triển, dần dà thành cây kinh tế vì lác trồng một năm được ba vụ. Cực nhưng lại hơn lúa”.

Cây lác Trà Vinh là loại lác voi, thân mập, cọng dai, cao đến hơn 1,5m, tên khoa học là Cyperaceae, thuộc họ lác cói. Xưa ông bà chỉ cắt lác dại về phơi khô, làm dây bó lúa, cột gói lá, thịt cá khi đi chợ. Rồi dần dà phát để dùng để làm các sản phẩm có tính chất thủ công mỹ nghệ như chiếu, đệm, giỏ, tấm vách…

Mấy năm nay, lác khô bán được giá do có đường xuất khẩu sang nước ngoài.

Đang vào mùa thu hoạch vụ hè, nên trên các cánh đồng lát khô( đất se mặt). Người nông dân dựng chòi thu hoạch lác khắp nơi.
Đang vụ thu hoạch hè, trên các cánh đồng lác, người nông dân dựng chòi thu hoạch khắp nơi - Ảnh: NGA BÍCH
Phơi lác. Đây cũng là mở đầu cho những “ vũ điệu” trên đồng lác. Phơi tõe, rẽ quạt và.. búng lác.
Phơi lác, phần mở đầu cho những “vũ điệu” trên đồng lác - Ảnh: NGA BÍCH
Bắt đầu vũ điệu của lác. Búng lác, tức là xoác xõa bó lác được cột một đầu, sao cho chúng tõe ra như hình nan quạt để làm khô phần gốc.
Bắt đầu vũ điệu của lác. Búng lác, xoác xõa bó lác được cột một đầu, sao cho chúng tõe ra như hình nan quạt để làm khô phần gốc - Ảnh: NGA BÍCH
Vận chuyển lác bó thành phẩm từ xe xuống ghe thuyền.
Vận chuyển lác bó thành phẩm từ xe xuống ghe thuyền - Ảnh: NGA BÍCH

Đưa chúng tôi ra ruộng, một chủ nhà hiếu khách giảng giải: Trồng lác thì ít tốn phân hơn so với trồng lúa. Nhưng thu hoạch thì cần nhân công nhiều và còn tùy thuộc vào thời tiết. Chăm sóc tốt thì thu hoạch sau 3 - 4 tháng, khi cây đến độ trưởng thành chứ không chờ trổ bông.

Tới mùa thu hoạch ai cũng đổ ra ruộng, đàn ông thì lo cắt lác vì chuyện này đòi hỏi có sức khỏe. Sau khi cắt, cọng lác phải được giũ sạch bã. Việc này cần tỉ mỉ nên phụ nữ sẽ làm.

Giũ xong, cọng lác được phân làm hai loại: loại cao khoảng 1,65m trở lên gọi là lác loại một hoặc lác manh. Loại dưới 1,5m, thường là 1,2m là lác loại 2. Loại này thường chỉ làm dây bện.

Tiếp theo là chẻ lác, giai đoạn này cần phải có hai người mới nhanh. Ở mỗi bàn chẻ, một người cho lác vào bàn, còn một người rút sản phẩm đã chẻ ra ngoài, bó lại chuẩn bị phơi. Công đoạn này thì con nít, người lớn đều làm được.

Lác sau khi chẻ sẽ được phơi dàn đều. Có chỗ phơi luôn trên ruộng, có sân thì phơi trên những sợi dây nhựa căng dài. Ngay việc phơi lác khô ngọn cũng rất quan trọng, thường mất khoảng một ngày nếu nắng thật tốt, hai ngày nếu nắng yếu hoặc trời có mưa ít.

Khi ngọn lác đã khô, tiếp tục búng lại thành từng lọn nhỏ và phơi gốc bằng cách xòe búng lác giống như hình chiếc quạt. Cảnh mấy ông chụp hình hay đưa lên mạng là công đoạn “búng lác”.

Lò nhuộm thủ công ngoài trời. Ngoài củi còn tận dụng lác vụn, trẻ em cũng có thể phụ. Vì đang hè nên rất nhiều trẻ em trong gia đình vừa phụ vừa chơi.
Lò nhuộm thủ công ngoài trời. Ngoài củi còn tận dụng lác vụn, trẻ em cũng có thể phụ. Đang hè nên rất nhiều trẻ em trong gia đình vừa phụ vừa chơi - Ảnh: NGA BÍCH
Trong những ngôi nhà đầy bóng râm, phụ nữ đang làm những việc như chuốc lõi lác.
Trong nhà, phụ nữ thường làm công việc chuốc lõi lác - Ảnh: NGA BÍCH
Tại một cơ sở dệt chiếu ( nội địa và xuất khẩu). Lác được nhuộm màu, phơi khô, sau đó sử dụng vào máy dệt thành chiếu, thảm..
Tại một cơ sở dệt chiếu nội địa và xuất khẩu, lác được nhuộm màu, phơi khô, sau đó dệt thành chiếu, thảm...  - Ảnh: NGA BÍCH

Mùa lác, để thu được lác chất lượng tốt, đẹp thì nắng phải thật tốt, nên mùa hè hay mưa chưa phải là mùa rộ của lác.

Muốn mùa có nhân công làm việc đông phải vào tháng 2 gần tết. Khi đó trời khô, nắng vàng, gió thì mát mẻ. Đó cũng là mùa dệt chiếu rộn rã vì ai cũng dọn nhà, mua sắm, bỏ cái cũ thay cái mới nên vui lắm.

Chia tay, những người nông dân còn ân cần dặn: “Cứ chạy meo theo sông Cổ Chiên theo hướng cầu mới, sẽ gặp mấy cái bến, có xe, thuyền vận chuyển lác. Từ đó qua cầu là tới Bến Tre. Rồi cứ thẳng đường mà đi, qua thêm mấy cây cầu là về tới thành phố, gần "xịu" hà”...

NGA BÍCH
Tuổi trẻ

      © 2021 FAP
        12,940,417       157