Kinh tế

Sữa đóng hộp, bánh quy... cũng phải mở hộp kiểm dịch động vật

TTO - Dù Chính phủ áp dụng thông lệ quốc tế từ tiền kiểm sang hậu kiểm, nhưng cơ quan chức năng vẫn muốn khui hộp sữa tiệt trùng, mở bịch bánh quy để kiểm dịch động vật.

Sữa đóng hộp, bánh quy... cũng phải mở hộp kiểm dịch động vật - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Hồng Minh, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản (cũ), góp ý cho công tác quản lý, kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu - ẢNH: TRẤN KIÊN

Sáng nay 11-6, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) đã phối hợp với Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và đại diện các Bộ ngành, Cục hải quan địa phương tổ chức Hội thảo Thực hiện Nghị quyết 19-2018/NQ-CP của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động quản lý, kiểm tra đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Ông Phạm Thanh Bình, chuyên gia dự án Quản trị Nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện của USAID, cho biết thời gian thông quan hàng hóa còn 70 giờ đối với hàng xuất khẩu, 90 giờ đối với hàng nhập khẩu, cơ bản đạt chỉ tiêu của Nghị quyết 19.

Theo đó, Nghị quyết 19 yêu cầu áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, chuyển mạnh sang hậu kiểm phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, trong số các Bộ ngành được khảo sát, vị chuyên gia này khẳng định Bộ NN&PTNN còn chồng chéo, vướng mắc nhiều thủ tục với "tuyệt đại đa số văn bản".

Ông Vũ Quốc Tuấn, đại diện tiểu ban Thực phẩm dinh dưỡng của EuroCham, nhận định quy định về kiểm dịch động vật trong Thông tư số 25 (ban hành năm 2016) và Thông tư số 24 (ban hành năm 2017) là quá rộng, quá mức cần thiết.

"Theo thông lệ của Tổ chức Thú y thế giới, chỉ kiểm tra sản phẩm sữa tươi và qua sơ chế. Tuy nhiên, hiện tại sản phẩm sữa đã tiệt trùng, đóng hộp, cũng phải mở hộp ra kiểm dịch động vật. Bánh quy có thành phẩn sữa cũng phải kiểm dịch", ông Tuấn cho hay.

Tại điểm B, Khoản 14, Phần III của Nghị quyết 19, Chính phủ đã kết luận có tình trạng hai đơn vị thuộc Bộ NN&PTNN cùng kiểm tra một lô hàng hoặc một đơn vị kiểm tra theo quy định của hai luật nhưng với hai thủ tục khác nhau, cấp hai giấy chứng nhận.

Ngoài ra, công tác kiểm dịch và khái niệm "sản phẩm động vật" tại Phụ lục I của Thông tư 25 và Phụ lục 22 của Thông tư 24 gây ra khó khăn cho doanh nghiệp.

Chính phủ đã chỉ đạo Bộ NN&PTNN "chỉ nên kiểm dịch đối với các sản phẩm tươi sống hoặc sơ chế".

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản, cũng cho rằng Bộ NN&PTNN có quá nhiều đầu mối, dẫn đến quản lý rườm rà, lỏng lẻo.

"Việc cấp chứng nhận cho phân bón, chứng nhận GAP diễn ra tràn lan. Nhiều cơ sở sản xuất và ngay cả hàng hóa vào siêu thị có được chứng nhận GAP chứ thực tế không hề tuân thủ quy trình", bà Minh nói.

Về phía Bộ Y tế, các chuyên gia cũng "mổ xẻ" khúc mắc xoay quanh "chứng thư y tế".

Theo chuyên gia Vũ Quốc Tuấn, thời gian cấp chứng thư cho mặt hàng xuất khẩu là hai tuần nhưng tính luôn khâu xét nghiệm cũng mất 3-4 tuần, tiêu tốn hàng tỉ đồng của doanh nghiệp.

"Thế nhưng chứng thư chỉ cấp cho từng lô hàng một chứ không hề cấp một lần", ông Tuấn nói.

Vị chuyên gia của EuroCham cũng đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ bổ sung quy định vào Thông tư 12 năm 2017 cho phép doanh nghiệp không đồng tình với kết luận của việc kiểm tra chất lượng hàng hóa có cơ hội phản biện trước khi lực lượng quản lý thị trường tiến hành niêm phong, nhằm tránh gây ra thiệt hại đáng tiếc.

Con cá 5 kí, mất hết 1 kí lấy mẫu kiểm dịch Con cá 5 kí, mất hết 1 kí lấy mẫu kiểm dịch

TTO - "Một con cá đúng chuẩn nhà hàng phải 5 kí, cơ quan lấy mẫu hết 1 kí xem như con cá đó không sử dụng được nữa", một doanh nghiệp phản ánh thủ tục rườm rà của kiểm dịch.

Tuổi trẻ

      © 2021 FAP
        234,426       423