Kinh tế

Đưa nội dung khởi nghiệp vào chương trình đào tạo

TTO - Đó là một trong những nội dung Bộ GD-ĐT vừa yêu cầu các ĐH, học viện, hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ sư phạm, trung cấp sư phạm về việc triển khai đề án ''Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025''.

Đưa nội dung khởi nghiệp vào chương trình đào tạo - Ảnh 1.

Sinh viên Lê Hoàng Minh Nhật (bìa trái) khởi nghiệp từ việc đi giặt giày - Ảnh: NGỌC HIỂNTheo đó, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường xây dựng các chuyên đề khởi nghiệp đưa vào chương trình đào tạo theo hướng bắt buộc hoặc tự chọn phù hợp với thực tiễn nhà trường, bố trí giảng viên kiêm nhiệm;

Trường thành lập bộ phận hoặc trung tâm hỗ trợ sinh viên, lập kênh thông tin cung cấp các tài liệu về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, truyền thông về các hoạt động hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp...

Đồng thời, nhà trường cần phối hợp với các doanh nghiệp, mời chuyên gia tổ chức các khóa đào tạo, nói chuyện chuyên đề, diễn đàn nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên.

Tổ chức lựa chọn các dự án, ý tưởng có tính khả thi để hỗ trợ ươm tạo tại trường hoặc kết nối với các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp trên địa bàn để hỗ trợ, ươm tạo, tăng tốc kết nối đầu tư.

Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các trường lập cơ sở dữ liệu về các dự án, ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên sau khi đã được hỗ trợ, lựa chọn ý tưởng dự án khả thi và có tính sáng tạo để tham dự ngày hội khởi nghiệp quốc gia cho học sinh, sinh viên cấp khu vực và nghiên cứu hỗ trợ nguồn vốn cho các chương trình, dự án khởi nghiệp của sinh viên.

Du học sinh Việt khởi nghiệp với mã nguồn mở ở Singapore Du học sinh Việt khởi nghiệp với mã nguồn mở ở Singapore

TTO - Đến Singapore du học, Đặng Hồng Phúc chọn đảo quốc này làm nơi khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Tuổi trẻ

      © 2021 FAP
        235,782       202