Kinh tế

Chị em Cù Lao Dung đã thôi 'lấy chồng xứ lạ'!

TTO - Ngoài nổi tiếng là vùng đất trù phú, cây trái xum xuê quanh năm, Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng) còn được biết đến vì có nhiều phụ nữ lấy chồng nước ngoài.

Chị em Cù Lao Dung đã thôi lấy chồng xứ lạ! - Ảnh 1.

Qua phà Đại Ngãi vượt sông Hậu là đặt chân lên "đảo Đài Loan" - Ảnh: KHẮC TÂM

Đến nay xã đảo An Thạnh 1 đã có trên 700 người lấy chồng Đài Loan, là địa phương dẫn đầu miền Tây về số phụ nữ lấy chồng người nước ngoài. ư

Tuy nhiên, nhiều năm nay các cô gái trẻ không còn nhắm mắt đưa chân lấy chồng nước ngoài vì sinh kế nữa. Các bạn biết chọn cuộc sống cho chính mình.

Chị tôi lấy chồng Đài Loan 10 năm, có hai con, làm công nhân. Ở đâu cũng phải làm việc để sống. Tôi sẽ quyết định tương lai của mình, không cứ lấy chồng Đài Loan

K. (một bạn gái)

Người... tiên phong tình cờ

Đến nhà ông H. (ấp An Thường, xã An Thạnh 1) khi ông vừa mới tổ chức đám cưới cho cô con gái út. Chỉ tay vào đống thùng vỏ bia để bên góc sân, ông H. nói: "Mới làm đám cưới xong cái rẹt, người ta còn chưa đến chở vỏ chai đi".

Vợ chồng ông H. có 6 người con (5 gái, 1 trai) và "ngũ long" của gia đình này đều được gả cho nhà trai Đài Loan. "Tôi là người đầu tiên ở An Thạnh 1 gả con cho người Đài Loan" - ông H. thản nhiên.

Ông H. nhà con đông, đất ít nên cuộc sống khó khăn. Ngoài làm vườn, vợ chồng ông còn đóng ghe bầu hằng ngày xuôi dòng ra Đại Ngãi (huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) bán buôn. Dù đầu tắt mặt tối vẫn không kham nổi cái ăn, cái mặc và tiền tập vở cho các con.

Năm 1998, trong một lần chèo ghe bán hàng, ông đưa cô con gái lớn đi cùng để phụ tiếp một tay. Tình cờ một người đàn bà ở Đại Ngãi gọi mua hàng, thấy con gái ông xinh đẹp nên mở lời làm mai "để gả cho Đài Loan". 

"Mới đầu vợ chồng tôi không đồng ý, nhưng hôm sau người này năn nỉ, nói nhà chồng đàng hoàng, họ còn giúp cho tôi một khoản tiền. Suy đi nghĩ lại, quá nghèo khổ nên vợ chồng tôi đành nhắm mắt làm theo" - ông H. nhớ lại.

Hơn một tháng sau, con gái lớn ông H. lên xe hoa về nhà chồng. Ngày tiễn con ra bến sông, vợ chồng ông khóc sưng mắt. "Qua bên đó mấy ngày, nó gọi điện về nói nhà chồng tốt lắm, biết vậy nên vợ chồng tôi mới yên tâm phần nào" - ông H. thở phào.

Vài tháng sau, con gái ông xin vào làm công nhân trong một nhà máy, tối còn tranh thủ học tiếng Đài. 

"Một năm sau nó tìm được người tốt, giới thiệu cho đứa em kế. Nhưng lúc này báo chí nêu một số trường hợp lấy chồng Đài Loan gặp chuyện thương tâm, khiến vợ chồng tôi đâm lo. Để chắc ăn, vợ chồng tôi sang bên đó tìm hiểu gia đình ông sui, đâu đó rồi mới quyết định gả con" - ông H. nói.

Lần lượt như vậy năm cô con gái của ông H. đều... lấy chồng Đài Loan. "Lúc mới gả đứa lớn, nhà nghèo quá nên làm liều chứ đâu có tìm hiểu gì. May mà có phúc đức ông bà để lại, các con tôi đều có tấm chồng ưng ý" - ông H. vui vẻ.

Thấy ông H. gả con cho người Đài Loan, nhiều gia đình trong ấp cũng... làm theo. Bây giờ từ đầu ấp đến cuối ấp, nhà nào cũng có con gái gả sang xứ Đài. Sau đó, phong trào này lan sang các ấp khác, nhưng nhiều nhất vẫn là ấp An Thường.

Tỉ lệ hộ nghèo thấp nhất tỉnh

Xã An Thạnh 1 có 2.023 hộ, chủ yếu trồng mía và cây ăn trái. Theo ông Hà Văn Phin - phó chủ tịch xã An Thạnh 1, hơn 10 năm trước tỉ lệ hộ nghèo của xã là 13,57%, hiện chỉ còn 3,46%, thành xã có tỉ lệ hộ nghèo thấp nhất tỉnh. 

Đây cũng là xã có số lượng hộ khá giàu chiếm khá cao, trên 50% và thu nhập bình quân đầu người 41 triệu đồng/năm.

Theo ông Phin, chuyện phụ nữ lấy chồng Đài Loan đã diễn ra khá lâu. Nhưng đỉnh điểm là vào giai đoạn từ năm 2004-2006. Thời điểm đó, chuyện lấy chồng nước ngoài gần như trở thành... mốt. "Đến nay xã có trên 700 phụ nữ lấy chồng xứ Đài. 

Mừng là chưa ghi nhận trường hợp nào lấy chồng xứ người bị ngược đãi hay vì lý do khác" - ông Phin nhẹ nhõm. Theo vị phó chủ tịch này, sau giai đoạn "hoàng kim", phong trào lấy chồng Đài Loan đang... chựng lại. 

Năm 2017 chỉ có 14 trường hợp xuất giá theo chồng về nước bạn. "Dù được người thân giới thiệu hay mai mối, bây giờ các bạn trẻ và gia đình luôn tìm hiểu kỹ hơn, không nhắm mắt đưa chân nữa" - ông Phin cho biết.

Các bạn trẻ cũng thừa nhận điều đó: không dễ dãi chấp nhận sự sắp đặt hay mai mối của người lớn. Bạn K. (ấp An Thường) là một trong số đó. Vừa học xong lớp 12, đang học nghề trang điểm, cha mẹ cứ thúc hối lấy chồng Đài Loan nhưng K. không chịu. 

"Chị tôi lấy chồng Đài Loan 10 năm, có hai con, làm công nhân. Ở đâu cũng phải làm việc để sống. Tôi sẽ quyết định tương lai của mình, không cứ lấy chồng Đài Loan" - cô trải lòng.

Bà Trần Lệ Hằng

(chủ tịch Hội LHPN huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng):

Hội LHPN tư vấn chuyện chồng con

Nhằm giúp chị em có thông tin để lựa chọn, không nhắm mắt làm liều, Hội LHPN các cấp ở huyện Cù Lao Dung đã đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ tư vấn miễn phí để chị em tìm hiểu rõ "đối tượng" trước khi quyết định kết hôn.

Rất mừng là trong những năm qua, chỉ một vài trường hợp chị em bị "trục trặc". Qua người thân giới thiệu, chị em lấy chồng nước ngoài, tổ chức đám cưới tại nhà, rất an tâm chứ không qua môi giới.

Theo các chị ở Hội LHPN, đáng mừng là chuyện lấy chồng nước ngoài nay không còn cơn sốt thay đổi đời sống kinh tế mà các bạn trẻ đã biết tự mình lựa chọn tương lai cho mình.

Chuyện 'lấy chồng xa': Những phiên dịch ngoại hạng Chuyện "lấy chồng xa": Những phiên dịch ngoại hạng

Những năm gần đây, số các công ty môi giới hôn nhân lấy vợ Việt Nam tại Hàn Quốc tăng nhanh vùn vụt, trong khi giá dịch vụ trọn gói rớt ào ào – từ 16.000 USD/cuộc môi giới trọn gói năm 2003, năm 2004 còn 12.000 USD, thậm chí có công ty chỉ còn 10.000 USD/cuộc hôn nhân.

Tuổi trẻ

      © 2021 FAP
        236,616       583