Kinh tế

Nhảy việc à? Chuyện thường thôi!

TTO - Ổn định công việc dường như không phải mục tiêu của nhiều bạn trẻ. Họ muốn thử sức các công việc khác nhau, sẵn sàng nhảy việc liên tục để có kinh nghiệm.

Nhảy việc à? Chuyện thường thôi! - Ảnh 1.

Bạn Huỳnh Kim Loan - Ảnh do nhân vật cung cấp

Từ công việc pha chế ở cửa hàng trà sữa, Huỳnh Kim Loan (22 tuổi, TP.HCM) đã "nhảy" sang vị trí nhân viên tại một công ty truyền thông 6 tháng nay. Cô cho rằng nhảy việc là điều hoàn toàn bình thường, vì còn trẻ thì cứ thử sức và chuyện ổn định, hẳn để sau này.

Cô kể: "Chuyển môi trường làm việc, mình được nhiều hơn mất: học được cách thích nghi, cách sống hòa đồng, hiểu tâm lý đồng nghiệp, làm việc hợp gu với mọi người. Chắc do mình còn trẻ nên việc thay đổi khiến mình hứng thú".

Sau lần nhảy việc, Loan cảm thấy tìm được một người sếp tâm lý, tốt bụng, chịu thông cảm cho nhân viên không hề dễ dàng.

Còn Huỳnh Thị Ngọc Thảo (27 tuổi, kế toán tại 1 công ty ở Q.7, TP.HCM), chia sẻ về quan điểm nhảy việc: "Đây không phải là thời điểm mình nghĩ đến một công việc ổn định, mà là môi trường làm việc có phù hợp năng lực và sở thích không. Khi môi trường làm việc khiến mình cảm thấy chán, không học được thêm gì, mình sẽ nghỉ".

Nguyễn Thị Cẩm Tú (27 tuổi, đang làm việc tại một công ty truyền thông) từng làm nhân viên văn phòng chăm sóc khách hàng ở một công ty mua sắm cho Hàn Quốc đầu tư, nhưng vì áp lực công việc và môi trường không tốt, sau nhiều lần đắn đo, cô xin nghỉ việc.

Lần nhảy việc đó, bản thân mình vẫn còn nóng tính, suy nghĩ gì là làm liền, nhưng mình không hối hận. Khó khăn khi mới nhảy việc là điều đương nhiên, nhưng phải cố gắng vượt qua. Khi đã có kinh nghiệm rồi, mình sẽ xử lý tình huống khôn ngoan hơn.

Cẩm Tú

Còn là sinh viên, Nguyễn Quang Khải (22 tuổi, ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM) không ngại thử sức từ một nhân viên phục vụ cà phê, nhân viên cửa hàng tiện lợi cho đến người chơi chứng khoán. Khải cho hay, mỗi công việc đều có một điểm thú vị và thử nhiều việc sẽ biết mình thật sự thích cái gì.

Về với gia đình ngay khi nghỉ việc

Không phải ai nhảy việc một, hai lần cũng tìm được công việc như ý. Nhưng với họ, mạnh dạn thay đổi môi trường làm việc không phù hợp là một quyết đinh đúng đắn.

Nhảy việc là chuyện thường, nhất là phóng viên mới vào nghề. Chuyện này không có gì to tát cả.

Chu Văn Huy (27 tuổi, phóng viên một kênh truyền hình tại TP.HCM)

Kim Loan cho hay, dù công việc hiện tại chưa thật sự ưng ý nhưng chí ít, cô cảm thấy mình đã đúng vì đã nghỉ việc trước đó.

Nhảy việc à? Chuyện thường thôi! - Ảnh 4.

Đi du lịch là cách nhiều bạn trẻ lựa chọn để xốc lại tinh thần sau khi nhảy việc - Ảnh: Shutterstock

Đồng quan điểm, Cẩm Tú cho biết quyết định nghỉ việc để vào làm công ty hiện tại là điều đúng đắn nhất từ trước đến nay. Công việc cô đang làm giúp cô hiểu được trách nhiệm thực sự của mình ra sao, đảm nhiệm vị trí trợ lí một nghệ sĩ là như thế nào.

Hơn hết, cô thật sự nhận ra mình là một phần của tổ chức, và bất cứ ai, không phân biệt chức vụ cũng đều là nhân tố quan trọng.

Nghỉ việc dăm ba lần một năm, tinh thần nhiều người dễ đi xuống, nhất là những người trẻ, khi mới ra trường, dễ bị vỡ mộng. Vì vậy, việc lấy lại tinh thần là điều cần thiết.

Để có tâm lý thoải mái nhất, Cẩm Tú quyết định về thăm gia đình và ở nhà 1 tháng sau lần nghỉ việc. Chủ động hẹn gặp bạn bè nói chuyện cho khuây khỏa và dành toàn thời gian cho gia đình là cách cô chọn xả stress ngay khi nghỉ việc.

Đi du lịch cùng người yêu hoặc về nhà là cách Chu Huy chọn để xả hơi và nạp lại năng lượng. Theo anh, cần có thời gian để làm quen sự thay đổi một công việc mới và suy nghĩ nhiều hơn về con đường phía trước.

Sếp bất công, bắt chẹt, nhân viên lũ lượt nghỉ Sếp bất công, bắt chẹt, nhân viên lũ lượt nghỉ

TTO - Nhiều người thắc mắc: “Vì sao anh A, cô B nhảy việc?”… Trong các lý do, thái độ, cách làm việc của sếp với nhân viên là yếu tố quan trọng quyết định một người có gắn bó với công việc hay không.

Tuổi trẻ

      © 2021 FAP
        234,452       537