Kinh tế

'Vào Nam sống, tôi đã bỏ thói quen mâm cao cỗ đầy'

TTO - Theo bạn đọc Mai Thắng, những người miền Bắc sau thời gian sống ở miền Nam đã học cách ăn theo kiểu người Nam, đó là cách ăn ngon, vừa và không lãng phí.

Vào Nam sống, tôi đã bỏ thói quen mâm cao cỗ đầy - Ảnh 1.

Mâm cỗ đám giỗ của người dân xứ Thanh chỉ có 6 người nhưng đĩa nào đĩa đó đầy ngồn ngộn - Ảnh: Mai Thắng

Dưới đây là góc nhìn của bạn đọc này gởi đến chuyên mục Bạn đọc làm báo.

Bà con miền Nam đã Bà con miền Nam đã 'ăn là ăn ráo trọi'?

TTO - Theo bạn đọc Nguyễn Văn Công, dù mang tiếng ăn chơi, nhưng trong ăn uống người miền Nam không phung phí. Dưới đây là 3 biểu hiện mà bạn đọc này quan sát và cảm nhận được.

"Tôi quê tận Thanh Hóa. Mỗi lần về quê làm giỗ bố, mẹ đứa em trai tôi bảo: "Mình phải làm mâm cao cỗ đầy, người ta sao mình vậy, phải làm đĩa nào ra đĩa đó mới oách chứ anh". 

Tôi bảo: "Nên làm gọn nhẹ, đã ăn là ăn hết, đừng bỏ thừa, rồi lại bày mâm cỗ cho người ăn sau". Chú em tôi không nghe, vậy là anh em giận nhau.

Đơn cử vừa qua, tôi về làm giỗ năm hai cho mẹ mẹ. Trời rét căm căm, mâm cỗ đầy ngất ngưởng chỉ 6 người ngồi. Mặc dù mới nấu xong, khi bưng ra còn bốc hơi, nhưng chỉ sau vài phút, chưa kịp gắp đã lạnh. Mà ăn sao được khi 6 người ăn tới loại thức ăn mỗi mâm 2 đĩa. 

Đã thế, phong tục ăn cỗ ở ngoài Bắc không như miền Nam. Đói bụng mà cứ "làm phách", đĩa nào cũng chỉ nhúng đũa, còn lại để nguyên. Mâm cỗ đầy cơi đĩa, nhưng chỉ ăn hết 1/3, còn lại người nhà bưng vào dồn lại, lại sắp mâm cho khách đến sau, vừa mất vệ sinh, vừa thiếu khoa học.

Ngoài Bắc có cái "tật xấu nữa" là người đi ăn cỗ lấy phần cho người ở nhà. Đành rằng đến ăn cỗ dù đám cưới, hay ngày giỗ, ngày kỵ, như luật bất thành văn, người đi ăn cỗ "nén bụng ăn ít" để tí nữa mang phần về con hoặc chồng, vợ. 

Thậm chí có địa phương, người đi ăn cỗ đem sẵn bao bóng để đùm xôi thịt mang về. Dẫu phong tục, nhưng rõ ràng cần bãi bỏ. Bởi vừa không đẹp mắt, vừa không đẹp lòng.

Khác với miền Nam chỉ làm vài món giản đơn, và đã ngồi vào mâm thì phải ăn hết, ăn sạch; thì ngoài Bắc bày biện nhiều món, ăn không hết để thiêu nguội, đổ đi thì lãng phí, không ăn thì tiếc của.

Thực tế cho thấy, những người miền Bắc sau thời gian sống ở miền Nam đã học cách ăn theo kiểu người Nam, đó là cách ăn ngon, vừa và không lãng phí.

Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn riêng của tác giả. Theo bạn, làm sao giải quyết dứt điểm tình trạng này phung phí thức ăn thừa? Hãy chia sẻ với chúng tôi qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc email: dandt@tuoitre.com.vn. Cảm ơn bạn!

Tuổi trẻ

      © 2021 FAP
        227,801       613