Kinh tế

Singapore có thể đơn phương trục xuất Vũ 'nhôm'

TTO - Việc Singapore đang tạm giữ Phan Văn Anh Vũ vì vi phạm đạo luật nhập cư đặt ra những câu hỏi về pháp lý. Pháp luật Singapore sẽ xử lý trường hợp này ra sao?

Singapore có thể đơn phương trục xuất Vũ nhôm  - Ảnh 1.

Luật sư Reme Choo khẳng định người ông gặp trong trại tạm giam đúng là Phan Văn Anh Vũ như hình đăng trên The Straitstimes (Singapore) - Ảnh chụp màn hình

Chiều 3-1, sau cuộc gặp với ông Phan Van Anh Vu, người đang bị cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Singapore (ICA) bắt giữ, luật sư Reme Choo Zheng Xi khẳng định đó chính là "Vũ nhôm".

Trước đó, ngày 2-1 Cục Quản lý cửa khẩu và nhập cư Singapore (ICA) ngày 2-1 ra thông báo xác nhận đã bắt giữ Phan Văn Anh Vũ. 

Luật sư Reme Choo cung cấp thông tin sáng 28-12, Vũ 'nhôm' đi từ Singapore sang Malaysia bằng đường bộ thì bị ICA giữ lại với cáo buộc vi phạm đạo luật nhập cư Singapore.

Không cần nhận yêu cầu

Nhận định về tình huống này, luật sư Hà Hải (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng căn cứ vào Luật di trú của Singapore (Immigration Act of Singapore), trong bất kỳ trường hợp nào Cục di trú Singapore có toàn quyền trục xuất hoặc yêu cầu công dân nước khác hồi hương hoặc bị cưỡng bức hồi huơng.

Nói rõ hơn về vấn đề này, tiến sĩ Trần Thăng Long (Trường Đại học Luật TP.HCM) cho rằng Luật di trú của Singapore quy định trong trường hợp người nước ngoài đã nhập cảnh hợp pháp vào Singapore nhưng sau đó vì lý do gì đó mà hộ chiếu bị hủy thì Singapore có thể trục xuất người đó về nước đã cấp hộ chiếu.

Còn luật sư Hà Hải viện dẫn Luật di trú của Singapore, "những người vi phạm khi bị bắt thì bị tạm giam tại bất kỳ trại giam, đồn cảnh sát hoặc trại nhập cư. Khi người vi phạm bị bắt giữ, phía Singapore cũng không cần phải nêu lý do và phải bị tạm giam. Thời gian tạm giam được quy định là "trong một khoảng thời gian nhưng không vượt quá 14 ngày cho đến khi có quyết định trục xuất." - Ông Hải nói.

Điều 40 Luật di trú Singapore quy định về trách nhiệm của cảnh sát khi có yêu cầu cuả cơ quan nhập cư. 

Theo đó, trường hợp ông Vũ bị bắt gữ tại cửa khẩu khi xuất cảnh sang nước thứ ba thì cảnh sát khi nhận "yêu cầu của cơ quan nhập cư sẽ bắt giữ, giam giữ, trục xuất bất kỳ người nào được được điều chỉnh bởi luật này".

Do đó, với trường hợp công dân Việt Nam như ông Phan Văn Anh Vũ, phía Singapore hoàn toàn có quyền bắt và giam giữ, trục xuất hay cho hồi hương, cưỡng bức hồi hương mà không cần phải nhận được yêu cầu cuả chính phủ Việt Nam.

Bắt ngay khi về nước

Còn việc nước sở tại đón nhận công dân của nước mình, theo tiến sĩ Trần Thăng Long cho rằng nếu người bị trục xuất là người vi phạm pháp luật Việt Nam trước đó mà đang bị truy nã thì sau khi máy bay đáp xuống sân bay Việt Nam cơ quan chức năng có thể thực hiện việc bắt giữ (trường hợp chuyến bay nước ngoài).

Nếu người này đi trên chuyến bay của các hãng hàng không Việt Nam, cơ quan chức năng có thể thực hiện lệnh bắt ngay sau khi người này có mặt trên máy bay.

Cụ thể, luật sư Hà Hải dẫn điều 493 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, "Bộ Công an là Cơ quan trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hoạt động dẫn độ và chuyển giao người phạm tội.

Việt Nam và Singapore chưa ký kết hiệp định dẫn độ. Tuy nhiên, khoản 2 điều 492 Bộ Luật hình sự 2015 quy định: "Trường hợp Việt Nam chưa ký kết hoặc chưa gia nhập điều ước quốc tế có liên quan thì việc hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự được thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế."

Như vậy, nếu công dân Việt Nam đang bị truy nã, đồng thời vi phạm luật Di trú của Singapore mà bị Singapore trục xuất, bị buộc phải hồi hương thì Bộ công an sẽ là cơ quan tiến hành nhận người trục xuất và sau đó sẽ chuyển lại cho cơ quan ban hành lệnh truy nã.

Luật sư Singapore xác định Phan Van Anh Vu là Vũ "nhôm" Luật sư Singapore xác định Phan Van Anh Vu là Vũ 'nhôm' Luật sư Singapore gặp Phan Van Anh Vu Luật sư Singapore gặp Phan Van Anh Vu Tại sao Vũ "nhôm" mua được nhiều đất công? Tại sao Vũ 'nhôm' mua được nhiều đất công?
Tuổi trẻ

      © 2021 FAP
        227,811       676