Kinh tế

Deloitte VN: Văn hóa doanh nghiệp vun đắp từ sự cam kết cao với nghề

Là công ty đầu tiên của ngành kiểm toán độc lập (KTĐL) Việt Nam, sự ra đời và phát triển của Deloitte Việt Nam đã gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của ngành KTĐL.

Nhìn lại chặng đường 25 năm đã qua, Deloitte Việt Nam tự hào đã và luôn chú trọng đầu tư phát triển đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp có trình độ quốc tế để từ đó tạo nên được những giá trị và văn hóa riêng của công ty” - bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Deloitte Việt Nam chia sẻ.

Dấu ấn Deloitte trong 25 năm đồng hành với ngành nghề

Thực tế cho thấy, những người làm nghề kiểm toán đặc biệt là những người tiên phong trong ngành nghề thực sự gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Vào những năm đầu tiên ấy, bà Thanh cùng ban lãnh đạo VACO (tiền thân của Deloitte Việt Nam) đã nỗ lực không ngừng để vượt qua những thách thức, nắm bắt những cơ hội để phát triển. Dấu ấn của Deloitte được ghi nhận cùng với sự phát triển của ngành KTĐL đi cùng với giai đoạn Đổi mới và mở cửa cho nền kinh tế thị trường tại Việt Nam trong suốt 25 năm qua

Có thể nói rằng đến hôm nay Deloitte Việt Nam là một minh chứng tiêu biểu cho sự hội nhập thành công của ngành kiểm toán Việt Nam. Điểm khác biệt riêng có của Deloitte Việt Nam chính là công ty đầu tiên trong ngành kiểm toán được Bộ Tài chính thành lập vào ngày 13/5/1991 với 100% sở hữu của Nhà nước. “Nếu nói về ngành, chúng tôi tự hào là công ty đầu tiên trong ngành, hoạt động trong sự mò mẫm của thị trường trong bối cảnh khung pháp lý chưa đủ, nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội về KTĐL chưa cao và kiến thức cũng ở mức độ khác nhau. Để rồi hôm nay, chúng tôi đã trở thành thành viên và đại điện của Deloite - một trong Bốn hãng kiểm toán và tư vấn lớn nhất toàn cầu (Big 4), cung cấp đầy đủ các dịch vụ tư vấn toàn diện bên cạnh kiểm toán, trợ giúp cho sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp” bà Thanh tự hào nói.

Deloitte Việt Nam cũng là minh chứng cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường bởi đây là công ty lớn có sở hữu Nhà nước duy nhất được tư nhân hóa (chứ không phải cổ phần hóa) thành công vào thời điểm 2006-2007. Và đến bây giờ, Deloitte Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, cùng các Big 4 khác đi đầu trên thị trường Việt Nam, và xếp hạng tốp đầu về có tốc độ phát triển tốt so với các văn phòng Deloitte trong khu vực.

Bà Hà Thu Thanh - Chủ tịch Hội đồng thành viên Deloitte Việt Nam

Thế mạnh và văn hóa riêng

Điều tạo nên sức mạnh và sự khác biệt của Deloitte Việt Nam, đó chính là cam kết gắn bó lâu dài với công ty, với nghề của Ban lãnh đạo cùng các thế hệ nhân viên Công ty. Sự cam kết cao cùng niềm tin với nghề, đặc biệt là của đội ngũ lãnh đạo đã tạo nên nét văn hóa truyền thống riêng cho Deloitte Việt Nam trong suốt 25 năm qua. “Tôi cũng như nhiều cộng sự của mình, mặc dù sau khi tham gia các chương trình đào tạo quốc tế của Deloitte và có những lời “mời gọi hấp dẫn” khi trở về nước, nhưng vẫn kiên trì một tình yêu nghề và Công ty cho đến tận ngày hôm nay.”, bà Thành chia sẻ.

Ngay từ những năm đầu hoạt động, Deloitte Việt Nam đã định hướng đầu tư phát triển nhân sự cấp trung và cấp cao bằng chương trình “Quốc tế hóa đội ngũ nhân viên”. Thực tế trong 20 năm qua, Deloitte Việt Nam đã liên tục cử người ra nước ngoài, đặc biệt tới nước Mỹ để học nghề. Việc đào tạo các thế hệ lãnh đạo và quản lý kế cận là nhiệm vụ quan trọng được thực hiện theo hệ thống bài bản của Deloitte.

Công ty luôn chú trọng đầu tư thực hiện chiến lược “quốc tế hóa” nhân sự để xây dựng đội ngũ nhân sự có kiến thức và kỹ năng quốc tế, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tư duy xử lý công việc theo chuẩn quốc tế. Có thể nói, trong số các công ty kiểm toán và tư vấn hoạt động tại Việt Nam, bao gồm cả các thành viên khác trong nhóm Big Four, chỉ có duy nhất Deloitte Việt Nam có chương trình phát triển các cấp lãnh đạo và quản lý bằng việc cử họ sang Mỹ, Anh và gần đây là các nước trong khối ASEAN để làm việc và học tập.

Họ, sau quá trình đào tạo, đã trở thành những nhân sự vô cùng quý báu trên thị trường với kiến thức chuyên môn ngành mang tầm quốc tế và sự am hiểu về thị trường Việt Nam. Việc không ngừng đào tạo bản thân theo tư duy quốc tế là điều bắt buộc đối với các cấp lãnh đạo tại Deloitte. Và chính điểm đó đã giúp chúng tôi hệ thống được các kiến thức và kinh nghiệm, tư duy quản lý mang tính thống nhất, từ đó áp dụng và chia sẻ với nhau. Chúng tôi tạo thói quen tư duy xử lý vấn đề mang tính thông lệ quốc tế cao, song vẫn phù hợp với đặc tính kinh doanh tại địa phương”, bà Thanh chia sẻ.

Tôi rất tự hào để nói rằng tất cả các thành viên người Việt trong Ban lãnh đạo của Deloitte Việt Nam là niềm tự hào của ngành nghề vì hầu hết họ đều là những người được đào tạo ở Mỹ, lớn lên cùng công ty, trưởng thành cùng với nghề và cam kết gắn bó lâu dài với Công ty và với nghề.
Bà Thanh tâm đắc nói.

Có thể nói thành công lớn nhất của Deloitte Việt Nam chính là những con người đam mê nghề, nhìn nhận đúng chân giá trị của nghề để rồi có cam kết cao với ngành nghề trong suốt chặng đường dài mà với một số người như bà Thanh hay các lãnh đạo của Deloitte Việt Nam, chặng đường ấy là sự nghiệp của cả cuộc đời. Và giá trị đó là yếu tố tiên quyết làm nên thành công và những giá trị vững bền riêng có của Deloitte Việt Nam như ngày hôm nay và trong tương lai.

KD
Tuổi trẻ

      © 2021 FAP
        234,455       774