Sống khỏe

Bão cát Sao Hỏa ‘chôn chân’ tàu thăm dò NASA

TTO - Một cơn bão bụi khủng khiếp trên Sao Hỏa đang ‘nuốt chửng’ tàu thăm dò Opportunity của NASA làm cho thiết bị này tạm thời ngưng hoạt động.

Bão cát Sao Hỏa ‘chôn chân’ tàu thăm dò NASA - Ảnh 1.

Cơn bão cát (màu cam) và vị trí của Opportunity (ở giữa) - Ảnh: Daily Mail

Theo trang Daily Mail, bão bụi đang hoành hành trên khu vực rộng 18 triệu km² ở Sao Hỏa - tương đương diện tích Bắc Mỹ.

Cơn bão này ảnh hưởng trực tiếp tới tàu thăm dò giàu "kinh nghiệm" của NASA ở đang hoạt động tại thung lũng Perseverance.

Tàu thăm dò Opportunity được lệnh chuyển sang chế độ hạn chế hoạt động đến mức tối đa và dành năng lượng pin để điều khiển thiết bị sưởi ấm và máy viễn trắc.

Opportunity hoạt động dựa vào năng lượng mặt trời, do đó cơn bão cát kinh hoàng có thể làm che mất ánh sáng đến các tấm pin của nó. Và khi Opportunity không nhận được đủ lượng quang năng, bộ pin sẽ cạn kiệt.

Lúc đó, tàu thăm dò sẽ không thể vận hành thiết bị sưởi và có thể bị đóng băng ngay lập tức do nhiệt độ ban đêm trên Hành tinh Đỏ có thể xuống tới tới -143°C.

Một trong những lo ngại khác chính là bão bụi trong không khí có thể làm mờ các tấm pin năng lượng mặt trời hoặc ảnh hưởng hay bất hoạt một số chức năng của Opportunity.

Bão cát là một "đặc sản" của Sao Hỏa, trong đó có những cơn bão cát khủng khiếp với kích thước không thể tưởng tượng được.

Điển hình, năm 1971 khi bay quanh quỹ đạo Sao Hỏa, tàu Mariner 9 của NASA đã chứng kiến một cơn bão bụi rùng rợn đến mức che phủ Hành tinh Đỏ suốt 2 tháng - 2 tháng không thấy mặt trời.

Bão cát Sao Hỏa ‘chôn chân’ tàu thăm dò NASA - Ảnh 2.

Opportunity hiện là "kỷ lục gia" về tàu tự hành di chuyển đoạn đường dài nhất ngoài không gian - Ảnh: NASA

Tàu thăm dò Opportunity cùng đồng đội Spirit hạ cánh xuống sao Hỏa vào năm 2004 với nhiệm vụ tìm hiểu môi trường trên Hành tinh Đỏ và tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa dựa trên các dấu vết về độ ẩm, tinh thể nước.

Trong khi tàu thăm dò Spirit di chuyển 7,7km đồng thời gửi về Trái Đất hơn 4.000 thông tin và chấm dứt hoạt động vào năm 2010, tàu Opportunity vẫn còn hoạt động đến ngày nay.

Năm 2014, khi Opportunity di chuyển được 40km, NASA khẳng định tàu thăm dò này đã lập kỷ lục là thiết bị tự hành di chuyển được một đoạn đường dài nhất ngoài không gian.

Thành tích này đến nay vẫn tiếp tục, chứng tỏ một bước tiến trong kỹ thuật thiết kế tàu thăm dò tự hành có thể di chuyển đoạn đường dài trong một khoảng thời gian dài.

Opportunity nặng 185kg với cánh tay được trang bị 3 quang phổ kế và camera 3D. Khác với tàu thăm dò Curiosity cũng hoạt động tại Sao Hỏa vận hành bằng năng lượng hạt nhân, tàu thăm dò Opportunity hoạt động dựa trên các tấm quang năng để sạc đầy pin.

Hiện Opportunity thực hiện nhiệm vụ tại thung lũng Perseverance. Đây là nơi NASA cho rằng phù hợp nhất với khả năng nghiên cứu của Opporturnity.

SpaceX phóng tên lửa mạnh nhất thế giới hướng về sao Hỏa SpaceX phóng tên lửa mạnh nhất thế giới hướng về sao Hỏa

TTO - Tên lửa mạnh nhất thế giới, Falcon Heavy, của Công ty SpaceX đã phóng thành công trong lần phóng thử đầu tiên, tiến về một quỹ đạo gần sao Hỏa.

Tuổi trẻ

      © 2021 FAP
        1,368,352       898